Ương và nuôi tôm càng xanh cho hiệu quả kinh tế cao

12/10/2020
Ương và nuôi tôm càng xanh cho hiệu quả kinh tế cao

Tôm càng xanh là một trong những giống tôm nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất nuôi  tùy thuộc vào mô hình ao nuôi và thường dao động trong khoảng từ 100- 300 kg/ha đối với nuôi ruộng, 500- 1.200 kg/ha đối với ao nuôi và 1.2- 5 tấn/ha với đăng quầng. Trong bài viết dưới đây, Trần Gia sẽ giới thiệu cho bạn một số hướng dẫn ương và nuôi tôm càng xanh nhé!

Tôm càng xanh

Tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao

Các mô hình ương tôm càng xanh

1. Ương tôm trong ao, ruộng lúa

– Ao nuôi tôm nên có diện tích khoảng từ 200- 500 m2.

– Nền đáy ao cần được đầm nén thật kỹ, nạo vét bùn cũ, thải bỏ nước cũ và dùng vôi tôi hoặc vôi bộ để khử trùng, sát khuẩn.

– Ở giai đoạn cải tạo ao nuôi, người ta thường sử dụng từ 10- 12 kg/m2. Sau khi bón vôi xong, không xả nước vào ngay mà để phơi nắng khoảng từ 3- 5 ngày.

– Sử dụng lưới chắn cá tạp để ngăn trước dòng chảy của nước vào ao nuôi, mức nước tốt nhất nên lấy là từ 1.2- 1.5 m so với nền ao. Dùng thêm dây thuốc cá lượng 1kg/100m3.

– Sau 3 ngày, sử dụng DAP để gây màu nước với một lượng khoảng 300- 500g/m2. Chờ đến khi nước chuyển sang màu xanh nõn chuối thì thả tôm vào ương.

– Trong quá trình ương, tiến hành thay nước với chu kỳ 15- 20 ngày/lần, mỗi lần không được vượt quá 50% lượng nước trong ao, mức tốt nhất là từ 20- 30%.

Ương tôm trong ao, ruộng lúa

Ương tôm trong ao, ruộng lúa

2. Ương tôm trong ao ximang, bể bạt

– Bể ximang kích thước tốt nhất là 10- 20 m3.

– Thay nước theo chu kỳ 2 ngày/lần

3. Ương trong giai lưới, vèo

– Kích thước: 10- 50 m2.

– Nên chọn khu vực có đáy nền sạch, không quá nắng hoặc rợp hay gần các đường cống cấp thoát nước, dòng chảy của nước không quá mạnh  để giăng lưới vèo.

– Độ sâu tối thiểu của mực nước phải đạt trên 0.8 m.

– Tiến hành vệ sinh sau 3- 5 ngày/lần, loại bỏ rong rêu, tạp chất hữu cơ bám lên lưới.

– Đối với bể giai không được thường xuyên thay nước mà phải sục khí để bổ sung oxy cho nước ao.

Ương trong giai lưới, vèo

Ương trong giai lưới, vèo

Lưu ý với mô hình ương tôm trong ao- vèo nuôi tôm

– Ao- vèo nên chọn hình chữ nhật với 2 cống riêng biệt dùng để cấp thoát nước.

– Quây lưới xung quanh khu vực nuôi để ngăn không cho các loại sinh vật tạp như cá, ốc, tôm tạp…từ bên ngoài vào được bên trong ao.

– Nên thả tôm vào ao sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này nhiệt độ nước ổn định, không quá nóng, tránh cho tôm bột bị sốc nhiệt. Trước khi thả cần ngâm bao oxy chứa tôm bột xuống và để trong nước khoảng 15- 30 phút cho tôm thích nghi dần dần với môi trường mới.

– Mật độ tôm nuôi tốt nhất là 300- 500 con/m2 tùy thuộc vào mô hình cũng như điều kiện ao nuôi.

– Thức ăn cho tôm

+ 10 ngày đầu: Cá biển hấp chín rồi nghiền nát, rắc xung quanh ao ương.

+ Sau 10 ngày: Bổ sung thêm các loại cám viên dạng nhỏ, bỏ vào máng. Tùy vào nhu cầu của tôm mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Mỗi ngày cho ăn từ 3- 4 lần.

+ Hỗn hợp thức ăn cho tôm gồm: 1 kg cá biển, 2 lòng đỏ trứng, 2 g vitamin C, 2 g Premix. Hấp chín hỗn hợp, tán nhuyễn.

– Trong ao nuôi, sử dụng dây nylon, lục bình làm giá thể cho tôm bám vào khi muốn trú ẩn, lột xác, giúp cản bớt việc tôm ăn thịt lẫn nhau. Diện tích giá thể tốt nhất là chiếm một nửa ao nuôi.

Cách cho tôm càng xanh ăn

Cách cho tôm càng xanh ăn

Mô hình ao nuôi tôm càng xanh

– Vị trí ao nuôi

+ Nên xây ao nuôi tại các khu vực gần nguồn nước tự nhiên như mương lớn, sông suối,…để tiện cho việc cấp thoát nước.

+ Xa khu vực dân cư để tránh những tác động tiêu cực của hóa chất, chất thải công nghiệp, sinh hoạt,…

+ Gần các tuyến đường, thuận tiện cho giao thông đi lại.

– Hình dạng ao

+ Không giống ao ương chỉ là hình chữ nhật, với ao nuôi tôm ta có thể xây theo hình vuông, chữ nhật, thậm chí hình tròn. Tuy nhiên, hình chữ nhật vẫn là lựa chọn tối ưu với tỉ lệ dài/rộng tương ứng là 3:1.

+ Nền ao có độ dốc vừa phải với phần cao hơn là hướng cấp nước, thấp hơn là thoát nước.

– Môi trường nước

+  Độ trong: 40- 60 cm

+ Độ pH: 7- 8

+ Nồng độ oxy: > 5 mg/l

+ Nhiệt độ: 26- 30 độ C

+ Độ mặn: < 10%

+ Độ cứng, độ kiềm tổng cộng: > 20 mg/l

Lưu ý với mô hình ao nuôi tôm càng xanh

– Mức nước ao tốt nhất là 1.2- 1.5 m.

– Bờ ao phải kiên cố, tránh bị sạt lở. Đỉnh bờ phải cao hơn mức triều cường cao nhất tối thiểu 0.5 m với khu vực có thể xảy ra triều cường.

– Có 2 đầu cống cấp thoát nước riêng biệt để thuận tiện cho việc thay nước. Tại đầu cống cấp nước phải giăng lưới chắn cá tạp hoặc túi lọc nước ở phía trong ao.

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

– Cải tạo ao nuôi

+ Thải bỏ nước cũ, nạo vét bùn ao, chỉ để lại lớp bùn dày không quá 10 cm. Nếu ao có các hang hố cần lấp lại, không cho các loại sinh vật khác làm nơi trú ẩn.

+ Sử dụng vôi bột, vôi tôi để rác vào ao nhằm sát khuẩn, khử trùng bùn đất. Lượng vôi thích hợp từ 10- 12 kg/100m2. Để phơi nắng từ 5- 7 ngày.

+ Đối với các ao cũ hoặc nhiễm phèn thì tăng lượng vôi lên 15- 20 kg/100m2.

+ Lưới chăng quanh ao nuôi có chiều cao tối thiểu là 1m, cỡ lưới 5 mm. Chân lưới chôn sâu xuống chân bờ 0.2- 0.3 m.

+ Tiến hành gây màu nước cho ao bằng phân chuồng ủ hoại với lượng 25- 30 kg/100m2. Tốt nhất là sử dụng phân vô cơ, điển hình là DAP lượng 200- 300 g/100m2.

+ Chờ đến khi nước ao chuyển sang màu xanh nõn chuối hoặc xanh vàng như vỏ đậu xanh thì cho tôm vào ao.

+ Xung quanh ao nuôi cắm các nhánh bần, cành mắm, đước,…làm chất chà. Không được dùng những loại cây chứa tinh dầu, chất chát như bạch đàn, các loại cây quả có múi, tràm để làm chất chà.

Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý bùn đất, nước trong ao

Bac – Up: Vi sinh ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc NH3/NO2

– Là dòng vi khuẩn Lactobacillus có thể phát triển tốt khi nhiệt độ và nồng độ muối thay đổi đột ngột.

– Có khả năng ức chế sự phát triển của Vibrio và cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi bằng cách giảm nồng độ khí độc NH/NOổn định màu nước.

– Liều dùng: Tạt 1 gói BAC – UP cho 2000 m3  nước ao 1-2 lần/tuần.

Bottom – Up: Chế phẩm sinh học xử lý bùn đáy ao

– Xử lý đáy ao, ổn định nồng độ NH/NO

– Phân hủy thức ăn dư thừa và chất thải

– Cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao nhằm giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại.

– Liều dùng

+ Định kỳ: Tạt 1 gói Bottom –up  đã ủ cho 3000 m3 nước

+ Cải tạo ao: Tháo nước, giữ lại khoảng 30 cm. Tạt 1 gói BOTTOM – UP đã ủ cho 1 ha.

+ Xử lý nước: 1lần/ tháng trong suốt vụ nuôi để tối ưu hóa môi trường ao nuôi hoặc sử dụng khi có sự xuất hiện của bùn thối trong ao.

Hy vọng rằng với những thông tin về cách xây dựng mô hình ao ương và nuôi tôm trên có thể giúp bà con có thêm những kiến thức bổ ích để nuôi tôm an toàn, hiệu quả.


-> Xem thêm Hướng dẫn nuôi thủy sản trước và trong mùa lũ


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com