Rụng quả trên cây cà phê

06/08/2019
Rụng quả trên cây cà phê

Tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến trên nhiều vườn cà ở Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai… Theo phản ánh của nhiều nhà vườn, tình trạng cà phê rụng trái năm nào cũng có nhưng năm nay mức độ rụng nhiều hơn so với năm trước. Người dân cho biết tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến ở địa phương, vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Cùng Trần Gia tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân rụng quả trên cây cà phê

Vụ mùa của cây cà phê được khép kín trong vòng 1 năm, khi cây cà phê bước vào giai đoạn thu hoạch cũng là lúc diễn ra sự phân hóa mầm hoa để bắt đầu cho 1 vụ mùa mới. Sau khi hoa đã được thụ phấn quả cà phê hình thành và phát triển khá nhanh, tuy nhiên sau 1 năm mang quả cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn. Khi thu hoạch quả cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng trong cây làm cây bị suy kiệt, vì vậy khi bước vào vụ mùa mới lượng dinh dưỡng để nuôi cây và nuôi quả trên cây cà phê bị thiếu hụt khá lớn. Nếu chúng ta không bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, cà phê sẽ đuối sức hiện tượng rụng quả bắt đầu xuất hiện và năng suất của vụ sau sẽ giảm rõ rệt.

Nếu thời kỳ đầu trong quá trình phát triển của quả cà phê hiện tượng rụng quả non thường do quá trình thụ phấn kém, sâu bệnh hoăc thời tiết khắc nghiệt thì thời kỳ giữa và cuối hiện tượng rụng quả thường do sự thiếu hụt hoặc mất cân đối dinh dưỡng gây ra. Nghĩa là bón không đủ phân, bón đủ phân nhưng lại không cân đối hợp lý.

Như vậy đối với cây cà phê việc cân đối và bổ sung dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình canh tác là hết sức cần thiết, việc bón phân NPK nhằm cung cấp dinh dưỡng ngay từ khi làm cành, chồi rất quan trọng. Nó đảm bảo cho cây đủ dinh dưỡng và phát triển.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong giai đoạn ra hoa và phát triển quả hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp và điều này thường kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng.

Như vậy cần phải tăng cường bón phân và bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn quả hình thành và phát triển nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả tăng năng suất và chất lượng cho cây cà phê. Khi đó quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng trong đất của cây cà phê thường chậm, vì vậy một giải pháp hữu hiệu để khắc phục là bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê bằng các loại phân bón lá. Bởi phân bón lá không những được cây trồng hấp thụ nhanh mà nó cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp cây đầy đủ dinh dưỡng cũng như các yếu tố vi lượng cần thiết cho cây trồng như Mangan, đồng magie… góp phần kích thích lá quang hợp, kích thích ra hoa đậu trái. Khi cây cà phê đã đầy đủ dinh dưỡng, lá khỏe cuống dài, chắc hạt sẽ giảm tỷ lệ rụng quả và giữ năng suất cà phê

Ngăn ngừa hiện tượng rụng quả trên cây cà phê bằng phân bón lá

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn trong phân bón lá có chứa nitro benzen tự nhiên và các protein thủy phân, hoạt hóa mạnh. Khi phun phân bón lá trên cây cà phê sẽ cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi quả, hạt, kích thích lá quang hợp mạnh và tổng hợp chất hữu cơ về nuôi quả và hạt. Ngoài ra phân bón lá còn kích thích rễ lấy dinh dưỡng ở trong đất để cung cấp cho cây và làm giảm chi phí về phân bón, giảm tỷ lệ rụng quả cà phê do thiếu chất dinh dưỡng

Sử dụng phân bón lá Boom flower-n:

  • Nếu phun bằng bình phun tay sử dụng 1,3 – 1,5 lít/ ha mỗi lần pha cho 1 bình 16 lít
  • Nếu phun bằng máy pha từ 1,5 – 2 lít pha 600-800 lít nước phun cho 1ha

Khi phun phân bón lá trên cây cà phê giai đoạn phân hóa mầm hoa, nó sẽ kích thích hoa nở đồng loạt và tăng tỷ lệ đậu quả ngay từ lúc ban đầu. Tuy nhiên điều quan trọng là phân bón lá còn có thể kết hợp với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để phun cùng một lúc, đây là ưu điểm làm giảm được chi phí và ngày công khi phòng trừ sâu bệnh trên cây cà phê vào giai đoạn nuôi quả, bởi hiện tượng rụng quả trên cây cà phê không những do mất cân bằng về dinh dưỡng, mà còn một nguyên nhân khác đó là bệnh hại như bệnh thán thư, nấm hồng, gỉ sắt trên cây cà phê.

Để phòng trừ và giảm tỷ lệ rụng quả do các loại sâu bệnh hại gây ra bà con cần phát hiện sớm và tiến hành ngăn chặn

  • Đối với bệnh thán thư thì tiến hành dùng thuốc trừ bệnh calvin 50SC
  • Gỉ sắt đốm lá dùng thuốc trừ bệnh Tilt super 300EC
  • Đối với bệnh nấm hồng thường xuất hiện trong mùa mưa thì sử dụng thuốc Bonanza 100 SL hoặc Validan 3DD hoặc 5DD

Lưu ý: đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Như vậy khi quả cà phê vối bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó có sự tăng nhanh về chồi và cành cà phê, do vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý của cây, để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo đầy đủ bộ khung cành khỏe mạnh cho năm tiếp theo. Vì vậy bên cạnh bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng để cây cà phê tiến hành quang hợp, tiếp nhận ánh sáng để phát triển tốt, đồng thời quản lý bệnh hại tốt trên cây trồng. Khi cây cà phê khỏe mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc đề kháng tốt với các loại bệnh hại cũng như với sự thay đổi thất thường của thời tiết cho năng suất cao.

Ngoài nguyên nhân rụng trái do bón phân không cân đối, bệnh khô cành, khô quả do nấm Colletotrichum coffeanum cũng là tác nhân gây rụng trái đáng kể trong thời điểm hiện nay. Triệu chứng thể hiện là đoạn cành mang trái vàng dần và khô, trái khô đen và rụng. Bệnh thường xuất hiện trên các cây cà phê cằn cỗi, kém phát triển do thiếu phân bón và phát sinh vào đầu mùa mưa nhưng phát triển mạnh nhất khi trái được khoảng 6-7 tháng tuổi. Khác với rụng trái do bón phân không đầy đủ và cân đối, rụng trái do bệnh khô cành, khô quả chỉ rụng ở những cành bị bệnh, còn các cành không bị bệnh trái vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên trong thực tế thường hay gặp tình trạng cà phê rụng trái vừa do bón phân không đầy đủ, cân đối, vừa do khô cành, khô quả xảy ra trên cùng một cây. Biện pháp khắc phục là phải bón bổ sung ngay phân bón gốc và bón lá theo hướng cân đối như đã hướng dẫn ở trên, đồng thời cắt bỏ ngay các cành đang bị bệnh nặng và phun các loại thuốc trừ nấm như Tilt super, antracol, carbendazim, copper oxychloride, propinneb theo đúng hướng dẫn trên nhãn chai để diệt trừ. Cùng với các biện pháp đó phải tiến hành cắt các chồi vượt, tỉa các cành ăn ngược vào trong tán, các cành tăm… kịp thời để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giảm rụng trái. Đợt bón phân cuối mùa mưa vẫn tiếp tục sử dụng phân NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE như đã hướng dẫn ở trên để có được trái to, nhân lớn và đảm bảo năng suất. Bệnh khô cành, khô quả là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rụng trái cà phê, tuy nhiên nguyên nhân gián tiếp và sâu xa hơn vẫn là do bón phân không cân đối, tỉa cành tạo tán không hợp lý làm cây không khỏe mạnh mà suy yếu, sức chống chịu sâu bệnh kém và tán không thông thoáng cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh khô cành, khô quả cũng như các sâu bệnh khác tấn công.

Bảng 1: Quy trình bón phân cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh

Thời kỳ

Loại phân

Lượng phân

Phương pháp bón

Đợt tưới 2 trong mùa khô

NPK 20-5-6+TE

200-300kg/ha

Rải trong bồn kết hợp tưới

Đợt tưới 2 trong mùa khô

NPK 20-5-6+TE

Đầu Trâu 007

200-300kg/ha

0,8-1kg/ha

Rải trong bồn kết hợp tưới

Phun qua lá

Đầu mùa mưa

NPK 16-16-8-13S+TE hoặc NPK 16-16-13+TE

500-700kg/ha

Vét bồn, rải phân, lấp đất

Giữa mùa mưa

NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE

Đầu Trâu 009

700-1000kg/ha


0,8-1kg/ha

Vét bồn, rải phân, lấp đất


Phun qua lá

Cuối mùa mưa

NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE

700-1000kg/ha

Vét bồn, rải phân, lấp đất

 

Đối với những vườn cà phê cằn cỗi hay cà phê đã già có thể dùng phân Đầu Trâu cà phê (20-10-15+TE) để thay thế NPK 16-8-16+TE hay NPK 16-16-13+TE.

Các loại sâu bệnh khác cũng có thể là nguyên nhân gây rụng trái ở cà phê trong giai đoạn giữa mùa mưa này tuy không nhiều như tuyến trùng, rệp sáp, nấm hồng, mọt đục cành, mọt đục trái, … Nhà vườn cần xem xét kỹ đối tượng gây hại trên cà phê của mình để có biện pháp diệt trừ cho đúng và kịp thời. Mỗi đối tượng gây hại đều có những loại thuốc đặc trị có bán rộng rãi trên thị trường. Khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh bà con nhớ áp dụng quy tắc 4 đúng và theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không nên lạm dụng, sử dụng cùng lúc thật nhiều loại thuốc vì không diệt trừ được đối tượng lại phải chi phí cao.

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu gây rụng trái cà phê trong giai đoạn giữa mùa mưa đã nêu ở trên, cây cà phê còn có thể rụng trái do thời tiết và rụng sinh lý tự nhiên. Cà phê rụng trái do thời tiết thường xảy ra khi trái còn nhỏ và rụng trên cả cây khỏe và cây yếu dù mức độ có khác nhau. Ngay sau đậu trái, vào thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, trái cà phê còn non, tầng rời (lớp mỏng giữa trái và cuống) còn yếu nên nếu gặp những đợt gió lạnh hay mưa trái mùa nặng hạt dài ngày có thể làm cà phê rụng trái non hàng loạt. Trái non rụng càng nhiều nếu cây cà phê bị thiếu kali hay thiếu bo, kẽm. Trong thực tế, thời kỳ cà phê ra hoa đậu trái là vào mùa khô nên nông dân thường chỉ bón phân đạm (SA hay urea) mà không bón lân, kali hay vi lượng nên cà phê thường bị thiếu chất nhất là ở những vườn đậu trái nhiều. Để phòng chống rụng trái do thời tiết cần phải bón phân đầy đủ và cân đối, trong đó chú ý tới kali và bo, kẽm, không nên chỉ dùng urea hay SA. Loại phân thích hợp nhất nông dân nên sử dụng trong mùa khô là NPK 20-5-6+TE Đầu Trâu, bón kết hợp với các đợt tưới nước. Đây là loại phân có hàm lượng đạm tương đương SA, ngoài ra còn có thêm lân, kali và đặc biệt là các chất trung, vi lượng. Các chất này giúp cà phê ra hoa đậu trái đồng loạt, đậu trái nhiều, cuống trái chắc khỏe, giảm rụng trái non. Cà phê bị rụng trái sinh lý tự nhiên là do đậu trái quá nhiều nhưng có thể thời kỳ đầu không đủ dinh dưỡng giúp cuống trái dài ra, đến khi gặp điều kiện thích hợp, lại được bón phân đầy đủ, trái lớn quá nhanh làm các trái chèn ép nhau gây rụng. Tình trạng rụng trái này chỉ xuất hiện ở các chùm trái quá sai mà không rụng ở các chùm ít trái. Tuy nhiên tình trạng này không phổ biến do cà phê có đặc tính lớn trái kèm theo dài cuống ra và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do cà phê đậu trái nhiều nhưng không đủ dinh dưỡng từ giai đoạn đầu để trái lớn đều từ khi đậu trong khi gian đoạn sau trái lại lớn nhanh. Biện pháp khắc phục tình trạng này phải bón phân bổ sung ngay theo hướng dẫn ở trên, đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 009 nhằm cung cấp chất điều hòa sinh trưởng như NAA hay GA3, giúp cuống trái kéo dài nhanh, giảm sự chèn ép giữa các trái gây rụng và vi lượng bo giúp cuống trái chắc khỏe, giảm rụng.

Trên đây là những biện pháp cấp thời khắc phục tình trạng rụng trái hàng loại trong thời điểm giữa mùa mưa, tuy nhiên để phòng chống tình trạng này cần pháp áp dụng biện pháp bón phân cân đối trong cả năm bằng phân bón hiệu Đầu Trâu theo quy trình ở bảng 1. Bón phân theo đúng quy trình này cùng với việc tỉa cành hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chắc chắn sẽ giảm thiểu rụng trái và cà phê của bà con sẽ có được năng suất cao, chất lượng tốt, thu nhiều lợi nhuận.


-> Xem thêm Lưới mùng, lưới che tiêu, lưới chắn côn trùng


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com