Lưới mùng, lưới che tiêu, lưới chắn côn trùng

23/07/2019
Lưới mùng, lưới che tiêu, lưới chắn côn trùng

Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về thực phẩm sạch và thị trường tiêu thụ ngày càng lớn đòi hỏi nhà nông phải trồng trọt, sản xuất ra lượng sản phẩm chất lượng trong khoảng thời gian ngắn. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn trên thì bà con phải biết và lựa chọn các loại lưới theo từng chức năng sao cho phù hợp để đảm bảo năng suất vụ mùa cao nhất. Bài viết này Trần Gia sẽ giới thiệu cho bạn 3 loại lưới được nhà nông sử dụng phổ biến nhất hiện nay: lưới mùng, lưới che tiêu, lưới chắn côn trùng.

Lưới mùng

Lưới được làm từ các loại nhựa HDPE, PE. Độ bền cao, không thấm nước, không bị mục gãy khi sử dụng ngoài mưa nắng. Chuyên dùng che chắn, bao phủ nhà kính hay dùng trong nông nghiệp. Một vài các đặc điểm nổi bật của lưới mùng như sau:

Kích thước lỗ lưới: 32 lỗ, 64 lỗ hoặc 150 lỗ (trên 1cm2).

Khổ lưới: 1m, 1.8m, 2.5m, 2.7m, 3.4m, 4.2m, 5.1m, 6.8m.

Viền lưới dày dặn chắc chắn, sợi lưới đan ô vuông.

Màu: xanh dương, xanh lá, trắng, đen.

Độ bền: 3 năm.


Lưới mùng dùng để làm gì?

- Lưới mùng được ứng dụng nhiều trong các nhà xưởng làm cửa thông gió tránh các loại côn trùng như ruồi, muỗi,..

- Hạn chế được lượng lớn thuốc trừ sâu, tăng năng suất cây trồng.

- Trong nông nghiệp lưới mùng có công rất lớn trong việc ngăn chặn sâu bọ, côn trùng, sâu bệnh,... thoáng mát cho rau vườn.

- Dùng để trồng rau, cải: khi rau ở giai đoạn mầm và cỏ lá nếu bên trên có sự bao phủ của lưới sẽ ngăn được mưa, phân tán nhỏ hạt mưa không làm ảnh hưởng đến lá hoặc mầm đang phát triển hoặc ngược lại. Thậm chí có thể ngăn được sương muối.


Lưới che tiêu và công dụng của lưới che tiêu

Lưới che tiêu được làm từ chất liệu hạt nhựa nguyên sinh, được dệt bằng cách đan xen vào nhau tạo thành ô vuông hoặc hình chữ nhật. Ưu điểm của loại lưới này là dệt sợi nhỏ và trọng lượng nhẹ, đàn hồi tốt, chịu nhiệt tốt, chịu lực rất tốt, chống chịu tia cực tím nên dùng qua nhiều mùa cũng rất khó mục, rách.

Kích thước mắt lưới: siêu nhỏ, tùy theo yêu cầu của bà con mà sẽ có loại lưới với kích thước mắt phù hợp.

Màu sắc: xanh, đen và xanh đen.

Độ che phủ: từ 50% đến 80% tùy từng loại.

Độ bền: từ 3 đến 10 năm tùy từng loại lưới (độ bền theo thống kê thực tế).


Công dụng của lưới che tiêu

- Lưới che tiêu thường được sử dụng phổ biến ở các vùng Tây nguyên như Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước. Thường được sử dụng để che nắng cho cây tiêu, tạo điều kiện để tiêu phát triển tốt, sử dụng suốt thời gian ươm giống và lúc tiêu non.

- Có thể dễ dàng di chuyển: do lưới nhẹ nên bà con có thể dễ dàng tháo dỡ, cuộn lại và cất đi để dành cho những mùa vụ sau mang ra và sử dụng tiếp. Bà con dùng lưới che nắng loại tốt liên tục 7, 8 mùa tiêu mà không bị rách hay mục.

- Lưới che tiêu còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng thường được sử dụng để che vườn rau, đặc biệt là che vườn cải, vì lưới có tác dụng che nắng khoảng 50% giúp cây cải phát triển tốt.

- Ngoài ra lưới che tiêu còn được sử dụng che nắng cho các loại giống, vườn ươm cây giống, đặc biệt là lưới dùng để che nấm rất tốt.



Lưới che chắn côn trùng

Lưới chắn côn trùng được đan, dệt bằng 4 phương pháp chính bao gồm dệt kiếm, dệt kim (tròn, bằng), dệt móc xà, dệt bao tròn,... từ những sợi cước chất lượng của lưới chắn côn trùng được quyết định bởi chất lượng nhựa (keo) tạo nên sợi cước.

Lưới có 2 dòng chính là lưới không có chất UV (chống tia tử ngoại) và lưới có chất UV, trong đó sợi cước nguyên sinh sẽ có chất chống tia tử ngoại, và vì lưới có chất UV nên cho độ bền cao, chống chịu được với thời tiết tốt hơn, thời gian sử dụng khoảng từ hơn 3 năm.

Lưới chắn côn trùng có độ khít (độ dày) được tính bằng mesh (mật độ): 16, 18, 24, 50 mesh.

Kích thước: khổ rộng: 1m, 2m, 4m. Khổ dài: 100m.

Màu sắc: lưới chắn côn trùng khá đa dạng về màu sắc nhưng phổ biến là trắng, dương và màu ngọc.

Độ bền: từ 2 đến 3 năm.


Công dụng của lưới chắn côn trùng

- Bao che vườn trái cây: có thể bạn không biết nhưng có một số loại trái cây được côn trùng đặc biệt yêu thích như: mận, ổi,.. Đây thường là nơi chúng sẽ làm tổ hay đẻ ấu trùng, rất dễ làm giảm năng suất, gây hư hỏng. Vì vậy khi sử dụng lưới chắn côn trùng xung quanh vườn cây của mình sẽ tránh được tình trạng này.

- Hạn chế thuốc trừ sâu: nếu sử dụng lưới chắn côn trùng thì sẽ ngăn chặn được 90% côn trùng gây hại do đó sẽ giảm thiểu được thuốc trừ sâu và tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.

- Trồng hoa hay dưa lưới: đối với các loại cây có giá trị kinh tế cao, người canh tác nào cũng sẽ phải chú trọng và sử dụng nhiều biện pháp che chắn, bảo vệ ngăn chặn côn trùng phá hoại, đặc biệt là bọ phấn, bọ nhảy do đó với đặc điểm lưới có mật độ khít cao bao xung quanh, côn trùng sẽ không vào được. Từ đó sâu bệnh sẽ giảm và góp phần tăng năng suất cho cây.


Với những thông tin kỹ thuật và công dụng thực tế của 3 loại lưới: lưới mùng, lưới che tiêu, lưới chắn côn trùng mà Trần Gia đã cung cấp trên chắc bạn đã có thể lựa chọn được loại lưới phù hợp với nông sản và gia tăng năng suất vụ mùa ở mức cao nhất rồi!


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com