Nuôi tôm mùa nắng nóng thế nào để hiệu quả?

28/08/2020
Nuôi tôm mùa nắng nóng thế nào để hiệu quả?

Như hằng năm, vào thời điểm mùa nắng nóng kéo dài cũng là lúc người nuôi tôm công nghiệp gặp khó khăn trong quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.


Trong mùa nắng nóng, môi trường ao nuôi luôn biến động, nhất là yếu tố pH, nhiệt độ nước, độ kiềm, ô-xy hoà tan… cùng độ mặn tăng cao. Một trong những yêu cầu kỹ thuật mà tất cả người nuôi tôm công nghiệp đều phải thực hiện đó là ao trữ lắng. Nó không những cấp nước cho ao nuôi trong lúc cần thiết, nhất là lúc nắng nóng, độ mặn tăng cao, mà còn là nơi cắt đứt mầm bệnh lây lan từ bên ngoài khi vùng nuôi có dịch bệnh xảy ra.

Bón vôi góp phần ổn định môi trường ao nuôi trong mùa nắng

Ðể đối phó với độ mặn tăng cao như hiện nay thì hộ nuôi cần có kế hoạch tích nước ngọt trong ao lắng ngay đầu mùa nắng. Khi độ mặn trên 30‰ thì giải pháp châm nước ngọt được xem là hiệu quả nhất cho tôm phát triển. Ngoài giải pháp chăm nước, hạ độ mặn cho ao nuôi thì người nuôi tôm cần phải tăng cường hàm lượng vi sinh, khoáng và các loại vitamin”.


Hiện nay, bên cạnh nắng nóng, những cơn mưa trái mùa cũng xuất hiện, đây là yếu tố rất bất lợi cho môi trường ao nuôi. Bởi khi đó lượng mưa cuốn trôi mùn bã, phèn trên bờ xuống ao nuôi làm cho ao nuôi xuất hiện sự phân tầng nước, pH sẽ giảm thấp, tảo tàn… gây nhiều bất lợi cho tôm nuôi. Khi đó ao nuôi sẽ xuất hiện khí độc gây hiện tượng tôm yếu, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh. Do đó, ngoài bổ sung dinh dưỡng cho tôm, cần theo dõi, quản lý ao nuôi. Ðề phòng tôm bị sốc, người nuôi tôm cần phải giữ mực nước trong ao nuôi từ 1,2 - 1,5 m kết hợp chạy quạt sẽ hạn chế sự phân tầng nước, góp phần nâng cao hiệu quả vụ nuôi


Theo đó, việc chuẩn bị các loại thuốc, hoá chất tại ao nuôi cần phải thực hiện ngay từ đầu vụ. Phải bón vôi quanh ao nuôi khi trời có dấu hiệu mưa với liều lượng 10 - 15 kg/100 m2. Cần lưu ý, khi nắng nóng kéo dài, tảo xuất hiện vào ban ngày thì vào ban đêm sẽ xuất hiện tình trạng thiếu ô-xy trong nước, dẫn đến tôm nổi đầu. Do đó, người nuôi tôm cần duy trì chế độ quạt nước hợp lý, cung cấp các chế phẩm cho ao nuôi phải có chất lượng và quản lý khẩu phần thức ăn cho tôm phải chặt chẽ, tránh dư thừa.


Theo nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm và thành công trong mọi điều kiện thời tiết (mùa mưa và mùa nắng), nên nuôi tôm ở mật độ thưa (30 - 40 con/m2), hay dự trữ ao nuôi sang thưa khi tôm đạt trọng lượng 80 - 100 con/kg. Nuôi ở mật độ này, người nuôi tôm không những đối phó được những bất lợi do nắng nóng, hạn chế chi phí thức ăn, thuốc và hoá chất, mà còn giúp hộ nuôi có thể nuôi tôm đạt trọng lượng 30 - 40 con/kg, trừ chi phí sẽ lãi cao. Nếu tôm nuôi từ 50 con đến trên 100 con/kg, đa số người nuôi lỗ và hoà vốn thì cách nuôi tôm mật độ thưa đang được nhiều hộ nuôi tôm áp dụng.


Ngoài ra, sử dụng lưới che nắng thêm cũng giúp ao tôm giảm bớt độ nóng phần nào nhưng vẫn tạo được sự thoáng mát, tránh sử dụng quá nhiều các chất không cần thiết vừa tốn chi phí vừa không đảm bảo được hiệu quả.

  1. Giải pháp nuôi tôm xử lý ao nuôi

 Xử lý ao nuôi cẩn thận, lót bạt đáy ao, gia cố bờ ao, xây dựng hệ thống cống chắc chắn hạn chế sự rò rỉ nước.

Dùng hệ thống quạt khí phù hợp để có thể cung cấp đầy đủ lượng ôxy hòa tan xuống tầng đáy ao và tránh sự phân tầng nhiệt độ trong ao.

Máy bơm nước được chuẩn bị để sử dụng khi cần thiết.

Sử dụng lưới che nắng khoảng 60% làm giàn che giảm bớt nhiệt độ, giữ cho nhiệt độ trong ao nuôi được ổn định

  1. Xử lý nguồn nước 

Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường nước của ao ( độ mặn, PH, oxy, nhiệt độ,…). Theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời

Nước cấp cho ao nuôi phải được xử lý cẩn thận qua nhiều túi lọc và được sát trùng nhằm hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi.

  1. Chọn con giống

Khi mua tôm giống cần chọn giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm dịch đạt chất lượng

Tôm giống phải được thả vào trong vèo ương tôm có mái che nắng, sau một tháng mới chuyển ra ao nuôi.

Thả tôm giống vào lúc trời mát là tốt nhất.

Ở điều kiện bình thường, mật độ phù hợp cho tôm phát triển là khoảng 15-20 con/m2. 


Trong trường hợp này, lưới che nắng Thái Lan (còn gọi là Lưới Lan) được sử dụng thường xuyên nhất vì độ che phủ hợp lý, có thể tái sử dụng lại lâu dài, bền chắc hơn các loại khác.

Lưới che nắng được kết từ những sợi lưới được làm từ chất liệu HDPE đã được xử lý chống tia UV, gồm nhiều khổ lưới với độ che phủ khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng. Lưới có độ dày mỏng khác nhau, có khả năng thoát nước nhanh nên luôn giữ được độ khô ráo trên bề mặt, chống lại sự mục nát trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 Lưới che nắng Thái Lan được ưa chuộng nhiều bởi chất lượng cao, được phân loại bởi khả năng che chắn nắng là 50%, 60%, 70%, và 80%. Các thông số của loại lưới này là tương đương nhau, cụ thể:

– Màu sắc: xanh lá, xanh dương

– Chất liệu: HDPE

– Kích thước: 2m x 100m, 3m x50m, 4m x 50m

– Độ bền: lên đến 5 năm 


-> Xem thêm Nuôi tôm giữa muôn ngàn khó khăn - Càng nuôi càng lỗ!


Trần Gia cung cấp các loại lưới Thái Lan thương hiệu Gia Long, Rồng Đỏ với chi phí hợp lý, vừa túi tiền người dân. Cung cấp cả sỉ lẫn lẻ, có thể vận chuyển từ Bắc đến Nam và các vùng biên giới lân cận.


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com