Nên chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau?

20/06/2019
Nên chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau?

Trong nông nghiệp trồng trọt, người dân hiện nay đã không còn xa lạ với các mô hình nhà lưới, nhà màng còn được gọi là nhà kính giúp tăng năng suất và hiệu quả cây trồng mà không dùng nhiều đến thuốc trừ sâu và phân bón hóa học nữa. Thế nhưng cho dù đã biết thì việc lựa chọn nhà lưới hay nhà màng cho mô hình trồng trọt của người dân luôn là vấn đề nan giải. Trong bài viết này, Trần Gia sẽ giúp người nông dân có thêm một vài thông tin và lời khuyên về việc nên chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau.

Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta sẽ điểm lại một số thông tin về nhà lưới và nhà màng nhé!

Nhà lưới

Là một trong những mô hình nhà kính trồng trọt được tìm hiểu và áp dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. Tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng mà loại vật liệu sử dụng sẽ khác nhau. Nhà lưới sử dụng toàn bộ lưới để che nắng, giảm sức nặng và ảnh hưởng của mưa, giảm cường độ ánh sáng, chắn côn trùng và chắn gió.

Ưu điểm

  • Trồng rau thủy canh theo mô hình nhà lưới giúp bảo vệ rau khỏi côn trùng phá hoại, do đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên rau đạt được tiêu chuẩn an toàn và giá trị dinh dưỡng cao.
  • Dễ dàng tăng năng suất cây trồng để thu được lợi nhuận cao khi kết hợp chăm sóc và bón phân đầy đủ.
  • Nhà lưới giúp bảo vệ rau trồng tránh những tác động xấu của thời tiết.
  • Với hệ thống nhà lưới phun tự động giúp giảm công suất lao động.
  • Sự tăng nhiệt độ trong nhà lưới không đáng kể, do đó tạo môi trường thuận lợi cho cây rau sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
  • Chi phí không quá cao: chất liệu rẻ và không mất nhiều chi phí cho các hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm,...

Nhược điểm

  • Hiệu quả chống các yếu tố môi trường thấp: Nếu không được thông gió tốt vào mùa nóng, nhiệt độ nhà lưới sẽ cao hơn nhiệt độ bên ngoài từ 1-2 độ C, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của rau trồng.
  • Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng hệ thống phun mưa trong nhà lưới để giảm bớt nhiệt độ lúc nhiệt độ cao.
  • Hiệu quả chống côn trùng thấp: mô hình nhà lưới hạn chế ở diện tích, vì nếu bạn không tính toán một cách chính xác diện tích nhà lưới và diện tích cây trồng thì sẽ rất dễ phát sinh nấm bệnh.
  • Thời gian sử dụng ngắn hơn nhà màng.

Nhà màng

Là kiểu nhà kính cách ly hoàn toàn khu vườn với môi trường tự nhiên. Ứng dụng nhà màng chủ yếu để sản xuất thực phẩm sạch, thủy canh, nghiên cứu và canh tác cây trồng có giá trị thương phẩm cao.

Ưu điểm

  • Rau trồng không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết, thậm chí vào mùa hè, rau không bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng bức hay không bị dập nát khi vào những trận mưa lớn.
  • Chủ nhà vườn có thể chủ động trong việc chăm sóc và nuôi trồng.
  • Nhà màng giúp che chắn một cách tốt nhất những loài sâu bọ, côn trùng gây hại, mối, mọt, ...gây phá hoại mùa màng.
  • Không cần sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, do đó đem lại chất lượng tốt nhất cho rau trồng, cung cấp nguồn rau sạch sẽ, an toàn và chất lượng.
  • Nhà màng với thiết kế kiểu vòm giúp cung cấp đủ ánh sáng cho vườn rau.

Nhược điểm

  • Diện tích xây dựng khá nhỏ, khoảng từ 500 - 1000m2 nên phải trồng luân canh, khó có thể trồng nhiều loại rau cùng một lúc.
  • Chi phí tốn kém, kể cả với những chi tiết nhỏ như: khung sắt, tấm kính, hệ thống tưới tiêu,... Do đó, khi thi công lắp đặt cần tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn vật liệu để tiết kiệm chi phí.
  • Tình trạng chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài cao, có thể lên tới 4-5 °C sẽ gây héo, chết cây trồng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý.

Nhà màng hay nhà lưới là thích hợp?

Chắc chắn là không có câu trả lời duy nhất cho vấn đề này, mà vấn đề này phải được giải quyết từ sự thích hợp, phù hợp với mô hình trồng trọt và mục đích áp dụng của bạn.

Đa số cây trồng đều thích hợp canh tác trong nhà lưới. Ngay cả một số cây ăn quả lâu năm cũng được nghiên cứu trồng theo cách này. Đầu tư nhà lưới sẽ không quá tốn kém như các dạng nhà kính hay nhà màng, một số vật tư còn có thể tự làm, tận dụng được để thay thế các cột kèo của nhà lưới. Thế nhưng tuổi thọ của công trình sẽ không cao, dễ gây nguy hiểm, đòi hỏi phải kiểm tra và thay thế vật tư theo thời gian.

Nhà lưới hiện đại còn có loại có mái lưới di động, có thể căng ra che phủ cho ngày nắng hoặc thu về khi ánh sáng đang thích hợp, có lợi cho quá trình sinh trưởng của cây. Cột hay xà có các gá trượt giúp thay thế lưới hỏng nhanh chóng.

Còn đối với nhà màng hay nhà kính thì nhiệt độ, độ ẩm hay thành phần không khí, ánh sáng đều có thể được điều chỉnh, kiểm soát bằng hệ thống thiết bị chuyên biệt. Do là môi trường kín nên nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều so với bên ngoài. Vì thế nhà màng thích hợp cho khí hậu lạnh của các vùng miền núi, vùng cao và trồng những cây sinh trưởng của vùng ấm hơn. Sử dụng ở những vùng có nhiệt độ cao hoặc trồng những cây cần có nhiệt độ thấp hơn, sẽ đòi hỏi chi phí vận hành hệ thống làm mát nhiều hơn. Ở các nước tiên tiến, nhà màng thường kết hợp với các tấm pin mặt trời để giảm phí điện năng.

Ngược lại, chi phí thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học có thể được loại bỏ hoàn toàn do trong điều kiện cách ly. Sử dụng nhà màng còn có thể áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp đảm bảo sử dụng nguồn nước tiết kiệm mà vẫn hiệu quả. Do vậy nên chi phí xây dựng lẫn bảo dưỡng bảo trì đều sẽ cao hơn so với nhà lưới.

Việc thi công thiết kế nhà màng còn đòi hỏi công nhân xây dựng có trình độ chuyên môn và hiểu biết cao, tránh tình trạng tính toán diện tích bên trong không hợp lý làm độ ẩm tăng cao, dễ gây nấm mốc ảnh hưởng cây trồng. Ngoài ra, mái che còn phải có hệ thống rửa bụi bám lâu ngày, nếu không ánh nắng sẽ không đủ làm cây phát triển không tốt.

Chính vì những đặc điểm trên mà người dân Việt Nam thường lựa chọn nhà lưới hơn, do đặc tính cây trồng không có giá trị thương phẩm cao và quy mô nhỏ. Nhưng nếu bạn đang có dự định trồng một loại cây trồng có khả năng sinh lời cao, đủ vốn và kiến thức chuyên môn thì nhà kính mới đủ đáp ứng điều kiện để thực hiện. Xu hướng thị trường sẽ là kim chỉ nam cho nhà nông mạnh dạn đầu tư vào hệ thống nhà màng.


Trần Gia hy vọng với những thông tin và lời khuyên trên, bạn sẽ chọn được loại mô hình phù hợp giúp bạn thành công.


-> Xem thêm Hệ thống tưới tự động cho nhà lưới, nhà kính


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com