-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mô hình kết hợp nuôi ba ba cùng cá trê lai
06/04/2020
Ba ba là một trong những loài thủy đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Trần Gia giới thiệu cùng bà con kỹ thuật nuôi thương phẩm đối tượng này cùng cá trê lai vừa dễ nuôi, dễ tiêu thụ lại đem lại lãi suất khá. Đây là kiểu nuôi mới trong kỹ thuật nuôi cá ao và có triển vọng phát triển lớn, vừa nâng cao sức sản xuất sinh vật của ao, vừa tăng thu nhập cho người nuôi.
Ba ba thở bằng phổi nên thường nổi lên mặt nước để hít thở, trong khi cá thở bằng mang nên nuôi ba ba cùng cá sẽ hòa hợp việc trao đổi hàm lượng oxy và sinh vật nhỏ giữa tầng mặt và tầng đáy của ao. Ba ba thường sống ở đáy ao, làm chất mùn bã hữu cơ bị phân giải, góp phần làm tăng lượng oxy trong ao.
Hơn nữa, nuôi ba ba với cá, lượng chất amoniac thải ra nhiều thực vật phù du hấp thụ, góp phần giảm mức độ ô nhiễm ao nuôi. Ba ba không làm tổn thương cá giống và cá thịt, chúng còn ăn những con cá chết, giúp giảm lây lan dịch bệnh cho cá.
Ba ba là động vật phàm ăn, dễ nuôi, thức ăn của ba ba chủ yếu là: tôm, cá, cua, ốc bươu vàng, giun đất…
Thức ăn của ba ba một phần là được cho ăn, còn đa phần là do tuần hoàn vật chất, phù du trong nước cung cấp. Ao nuôi ghép không cần bón phân vì những chất thải của ba ba sẽ cung cấp thức ăn cho cá.
Trong chuỗi thức ăn nuôi ghép cá và ba ba, các loại tảo phát triển nhiều mà không bị tàn lụi, chủ yếu là trong ao có hàm lượng đạm cao. Ở đáy ao còn có những mảnh vụn và chất vẩn cặn bã hữu cơ, đều có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng của cá và ba ba. Vì vậy, trong ao nuôi ghép có thể thả một lượng cây cỏ, thực vật thuỷ sinh lớn như rau, bèo vào ao, vì sau khi cá trắm cỏ ăn, số còn thừa lại là thức ăn cho ba ba, không những không ảnh hưởng lẫn nhau còn giúp nhau cộng sinh phát triển. Diện tích ao nuôi ghép không cần lớn, và có ít bùn ở đáy ao, để dễ bắt ba ba.
Ao nuôi
Ao nuôi phải xây dựng kiên cố, nuôi thương phẩm có diện tích vừa phải từ 100-200m2, rộng nhất không quá 1.000m2, độ sâu 1,5-2m. Đáy ao là đất pha cát hoặc cát càng tốt, lớp cát đáy nên dày từ 10-15cm. Có chỗ cho ba ba nghỉ ngơi, đẻ trứng (nếu ao dùng để nuôi ba ba sinh sản).
Nguồn nước cho ao nuôi đảm bảo phải sạch, không bị ô nhiễm, có thể cấp thoát chủ động. Nước cấp vào phải chảy ngầm, tránh xối mạnh ảnh hưởng xấu cho ba ba và cá.
Trước mỗi vụ nuôi cần phải tẩy dọn, sát trùng diệt khuẩn đáy ao. Bờ ao xây và làm nhẵn, trên bờ có thể dùng hàng rào lưới để tránh ba ba bò ra ngoài.
Môi hình nuôi ghép quan trọng là phải thường xuyên theo dõi nguồn nước, khi nước chuyển màu xanh đục thì thay ngay. Khoảng 7-8 ngày nên rắc vôi một lần để sát trùng bể, làm giảm độ phèn trong nước, tạo điều kiện cho ba ba và cá phát triển, tăng miễn dịch. Thả bèo tây vào bể không chỉ giữ nước ấm vào những ngày lạnh, mát vào những ngày nóng mà còn lọc sạch nguồn nước.
Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ tốt nhất để rộng 1m và trồng cây mướp, bầu bí, cây ăn quả làm bóng mát.
Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1-2 lối cho ba ba dễ lên xuống phơi mình tắm nắng.
Chọn giống nuôi
Ba Ba
Chọn mua giống tại các trại có uy tín và chọn trại gần nhất.
Cỡ giống 50-100g thả 10 -15 con/ (m2).
Cỡ giống 200g thả 4-7 con/ (m2).
Thả mật độ dày khi ao có nước lưu thông tốt, dồi dào thức ăn, trường vốn. Nếu mua của người bắt tự nhiên cần chọn những con khỏe - khi lật ngửa có thể tự xấp lại ngay, không bị ốm yếu. Không chọn ba ba câu hay bị đánh điện vì loại này dễ bị thương hay bị liệt dễ chết.
Ba ba giống phải có ngoại hình đều, mập, da bóng. Đặc biệt là không bị xây xát, chảy máu, dị tật. Ba ba giống tốt hoạt động nhanh nhẹn.
Cá trê lai
Thả ở mật độ 10-20 con/m2.
Chọn giống có kích thước đồng đều, khỏe mạnh, không xây xát, không có dấu hiệu bị bệnh. Cỡ giống chọn thả nuôi tốt nhất: 200 – 300 con/kg.
Thả thêm cá trê lai trong bể ba ba tùy theo mật độ. Cá trê dễ nuôi, phát triển nhanh, ít bệnh lại tiêu thụ lượng thức ăn lớn. Việc nuôi chung sẽ tạo được nguồn thức ăn cho cá từ chất thải và thức ăn thừa của ba ba, góp phần làm sạch môi trường nước và tiết kiệm chi phí.
Thời vụ nuôi
Cá trê lai thích ứng rộng với môi trường nước, cá có thể sống trong giới hạn nhiệt độ từ 11-39,5oC; pH: 3,5-10,5; độ mặn dưới 15%. Vì vậy phụ thuộc vào thời vụ ba ba thuận lợi phát triển để có thể kết hợp nuôi ghép. Nuôi ba ba thường vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 18°C, có khi dưới 15°C ba ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10.
Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong những vùng này, quanh năm đều có thể ứng dụng mô hình này, vì nhiệt độ nước dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24-32°C, ít khi dưới 22°C hoặc trên 33°C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30°C.
Thức ăn
Đối với ba ba 2 tháng tuổi cho ăn 1-3 lần/ngày, 4 tháng trở đi chỉ 1 lần/ngày, thỉnh thoảng kéo sàn ăn lên để theo dõi tốc độ tiêu thụ thức ăn. Thông thường, ba ba 1 năm sinh sản 1 lứa duy nhất khoảng 10 trứng. Tới mùa sinh sản, người nuôi phải đặt những thùng xốp cao 40cm, cho cát vào bên trong để ba ba đẻ và vùi trứng, muốn tăng tỷ lệ nở con nên giữ trứng khô ráo, sau 50 ngày ba ba con ra đời, tỷ lệ ấp thành công giao động khoảng 80%, tỷ lệ sống đến khi thành thương phẩm khoảng 70%. Để duy trì con giống, sau thời gian nuôi 7-9 tháng thì lựa ba ba đực và cái tách riêng mỗi bể, tránh tình trạng cắn nhau. Hiện giá ba ba thương phẩm trên thị trường là 300-320 ngàn đồng/kg.
Bệ được xây bằng gạch lát xi măng, trong ao nên có 2 - 4 bệ máng đựng thức ăn đặt chìm ngập sâu 20cm (máng được đóng bằng gỗ có thành cao 5-10cm), máng đựng thức ăn cho đặt ổn định.
Cả cá và ba ba đều rất háu ăn và ăn tạp, khả năng tiêu hóa mạnh.Thức ăn chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, xà lách... phế phẩm các lò mổ.
Thức ăn phải vừa cỡ miệng cho ăn đều. Có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi ốc vặn. Khẩu phần thức ăn được điều chỉnh theo mức ăn hằng ngày, thường từ 4-6% trọng lượng cá và ba ba trên một ngày (thức ăn khô), 8-10% (thức ăn ướt). Khi thời tiết quá nóng, hay nhiệt độ thấp ba ba giảm ăn hoặc không ăn. Cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp
Để hạn chế mắc bệnh do nấm và ký sinh trùng vì vậy cần phải có chỗ cho ba ba phơi nắng. Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc thuốc giúp ba ba và cá đều khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Có thể dùng một số thuốc hóa chất như KMnO4, Chlorine... để phòng trị bệnh.
Nếu nuôi ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông nên cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò... để nó tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Ao nuôi ba ba với độ thưa có thể kết hợp nuôi cá mè, trôi, trắm, chép... nuôi ốc trong ao làm thức ăn cho ba ba và cá, sẽ không gây hại mà còn tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi.
Quản lý, chăm sóc
Chống bắt trộm, đề phòng ba ba đi mất nhất là những ngày mưa to, gió lớn, lúc mới thả giống, nước chảy dễ kích thích, dễ cắn câu... chỉ cần sơ xuất là mất cả đàn, gây thiệt hại nặng nề.
Đặc biệt phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tháo nước, đánh bắt gây hoảng sợ, ảnh hưởng đến chất lượng.
Nước ao sạch, không để bị thối bản.Vì ba ba thích nghi kém nên cần có biện pháp chống rét như dâng cao mực nước, thả bèo tây 1/2 diện tích ao.
Hai loại bệnh thường gặp ở ba ba là mù mắt và ghẻ lở. Khi phát hiện bệnh nên dùng bột thuốc tím pha loãng với 5 lít nước phun trên bề mặt. Trường hợp nặng phải cách ly con vật tránh sự lây lan gây ảnh hưởng đến cá nuôi chung ao.
Nhìn chung tham khảo cách quản lý nuôi ba ba ở ao đất kết hợp với nuôi cá nhưng có điểm riêng sau: thời gian cho ăn lệch đi, tốt nhất là sau khi cho cá ăn khoảng nửa giờ mới cho ba ba ăn, như vậy không ảnh hưởng lẫn nhau. Mật độ nuôi ghép dày gặp thời tiết thay đổi trời oi bức, nước ao đục, hàm lượng oxy giảm, ba ba không chịu được, cá bị chết, nên phải kịp thời bổ sung nước mới vào ngay.
Mùa hè cần cho máy sục khí hoạt động, nếu không lúc cá thiếu oxy sẽ hơi lờ đờ, chậm chạp làm ba ba ăn cá. Ba ba có sức chịu đựng hơn cá, cho nên khi bón vôi hay dùng thuốc bột tẩy để khử trùng nước phải tính đến sức chịu đựng của cá, thường bón với 30g/m3 bột tẩy 1,5g/m3.
Sản xuất theo mô hình đa canh, đa con không chỉ đem lại nguồn thu quanh năm mà còn giảm chi phí sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ ba ba thương phẩm hiện rất lớn, đầu tư không cao, giá cả lại ổn định nên thích hợp cho những hộ có ít vốn. Nên có dây chuyển liên kết và khép kín từ khâu nuôi đến khi xuất bán, nhằm tăng thu nhập cho người dân, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thời gian nuôi ba ba để thu hoạch thường kéo dài nên việc thả xen cá trê giúp người nuôi tận dụng được diện tích mặt nước. Một năm cá trê cho thu hoạch 2 vụ, trung bình cá đạt trọng lượng 500g/con (khoảng 5 tháng tuổi) là có thể bán. Nhờ thế, với mô hình mà Trần Gia giới thiệu trên có thể giúp bà con có thêm thu nhập từ 30-50 triệu đồng.
-> Xem thêm Xây bể xi măng nuôi cá trê mang lại hiệu quả khủng
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023
- CÁCH CHỌN LƯỚI CHE NẮNG CHO LAN 18/08/2023
- 05 LÝ DO BẠN NÊN SỬ DỤNG LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG 15/08/2023
- Màng phủ nông nghiệp có công dụng gì? 15/08/2023