Hướng dẫn đối phó với mưa bão khi trồng rau màu

13/10/2020
Hướng dẫn đối phó với mưa bão khi trồng rau màu

Bất kể là nuôi hay trồng gì thì mùa mưa bão vẫn là mùa khiến cho bà con nông dân thất thoát nhiều nhất. Nên hiện tại nhà nước cùng các công ty cũng đã tìm cách để hỗ trợ rất nhiều cho bà con khi bão đến. Tuy nhiên, để giảm thiểu mất mát và khắc phục các vấn đề do thiên nhiên, chúng ta cũng nên chủ động. Dưới đây là tổng hợp hướng dẫn khắc phục tình trạng cho rau màu mùa mưa bão, chủ đồng đối phó để năng suất được tốt hơn.

Trước mùa mưa

- Đất trồng rau trong mùa mưa phải chọn ở vị trí cao, có đào rãnh thoát nước và gần hệ thống kênh mương để thoát nước nhanh.

- Tùy vào từng loại rau để lên luống cao hay thấp.

- Đối với một số loại cây trồng như cà chua, dưa leo, khổ qua… cần phải áp dụng biện pháp làm giàn.

- Trong khâu làm đất, không nên làm quá nhuyễn vì khi đất mịn ra gặp mưa to dễ dẫn đến đất bị kết lại, lèn đất mặt nén chặt xuống sẽ làm cho rau bị nghẹt rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây rau.

- Cần phải làm sạch cỏ để cỏ dại để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây rau màu, đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh gây hại cho rau màu.

- Phải làm hệ thống thoát nước nhanh khi có mưa to hoặc mưa dầm lâu ngày.

- Trong mùa mưa phải chọn giống kỹ càng hơn bởi mùa này nhiệt độ thấp, cây nảy mầm khó hơn mùa ấm.

- Nên áp dụng kỹ thuật ươm cây giống trong bầu trước khi đưa ra trồng, để hạn chế những điều kiện bất lợi và tiết kiệm chi phí cây giống.

- Mùa mưa thường thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém, nông dân nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hoạch.

- Nên làm các màng che phủ khi trồng rau trong mùa mưa:

+ Sẽ hạn chế sự tác động trực tiếp của khí hậu, thời tiết lên rau màu.

+ Giúp cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh và tăng năng suất.

+ Khi áp dụng màng phủ, nên kết hợp giữa biện pháp bón lót và bón thúc cho cây.

- Đất được xới vừa, lên luống cẩn thận, bón lót phân chuồng hoặc phân xanh (nếu đất chua có thể bón thêm vôi), sau đó trải màng che phủ lên, lấy đất ém chặt các bên mép màng cho kỹ, cuối cùng là khâu đục lỗ và cấy cây rau theo khoảng cách phù hợp từng loại rau.

Nghề trồng rau ở Trung An - Báo Thái Bình điện tử

- Sau khi lên líp, cần bón vôi và lân để cải tạo đất, diệt mầm bệnh và cung cấp dưỡng chất để hạn chế một số hiện tượng thiếu vi chất dinh dưỡng trên, như thối trái, nứt trái...

Trong mùa mưa

- Bón thêm vôi khoảng 30 - 40 kg/sào nhằm:

+ Khắc phục độ chua.

+ Góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất.

+ Cung cấp thêm lượng can xi để cây trồng cứng cáp, phòng chống có hiệu quả đối với các bệnh thường gặp trên rau màu về mùa mưa như thối rễ, thối trái…

- Sau khi bón vôi phải tháo nước vào ngập hết luống từ 1 - 2 ngày để tiêu độc, rửa phèn rồi rút cạn nước cho đến lúc thật khô mới bón lót và làm đất, lên luống trở lại.

- Lượng phân bón lót cho mỗi sào trồng rau gồm:

+ Phân NPK 16-16-8 bón lượng 15 kg.

+ Phân chuồng hoai từ 500 - 700 kg.

- Ngoài ra, có thể bón thêm các loại phân hữu cơ khác như phân xanh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh cho cây rau và tăng năng suất hơn, mức độ xanh tươi và thời gian rau xanh lâu ngày hơn.

- Chú ý, lượng đạm nên tùy theo nhiệt độ, độ ẩm trong mùa và theo từng giai đoạn phát triển của cây rau để bón cho phù hợp.

- Tăng cường chăm sóc, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã.

- Rau lấy lá thì số lượng lá được nhiều hơn.

- Rau lấy quả thì tỉa bỏ các lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu gần gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh.

- Thường xuyên thăm đồng và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần chú ý chọn những loại thuốc đặc hiệu, áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi phòng trừ.

- Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc.

- Cần chú ý thời gian cách ly khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo qui định để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sau mùa mưa

- Khi bị ngập nước, đất bị bão hòa nước, các cây ngắn ngày (trừ lúa), cây ăn quả bị thiếu oxy để hô hấp, một số cây trồng bị ngộ độc do khí CO2 làm rễ cây bị thối, khi bị ngập lâu ngày rễ cây không còn khả năng phục hồi và bị chết.

- Với các loại cây ngắn ngày như đậu tương, bầu bí, rau hoa các loại cần tiêu nước kịp thời.

- Cây còn khả năng hồi phục, chưa bị thối, chết có thể phục hồi bằng cách phun phân bón lá Đầu Trâu 502, định kỳ 5 - 7 ngày/lần.

- Tưới nhẹ phân lân và đạm hoặc phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, pha 50 - 100 gam/bình 20 lít nước rồi tưới vào vùng rễ cây.

Biện pháp khắc phục khi bị ngập úng

1. Khắc phục rau, màu bị ngập úng

Sau đợt mưa lớn vừa qua, nhiều diện tích rau màu ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ bị ngập úng. Cây rau, màu bị ngập nước 1-2 ngày thân, lá chưa bị úa vàng có thể được hồi phục nhanh bằng một số biện pháp kỹ thuật sau:

Nước rút đến đâu, té rửa lá cây bị bùn đất bám vào đến đó, nhanh chóng tát hết nước ra khỏi ruộng rau, màu.

Tưới gốc rau, màu bằng nước sạch hoà supe lân với tỷ lệ 0,2kg supe lân trong 10 lít nước. Supe lân có tác dụng khử các chất độc trong đất hình thành khi đất bị thiếu không khí trong quá trình ngập nước, kích thích rễ phát triển, cây nhanh hồi phục.

Trên lá phun bằng một trong các sản phẩm sinh học: Vườn sinh thái; A-H502/503; K-Humate..., phun liên tục 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Sản phẩm Vườn sinh thái loại chuyên dùng cho rau màu hoặc loại đa chức năng chỉ cần pha loãng 5ml/15lít nước phun lướt trên 1 sào Bắc bộ có tác dụng rất hiệu quả cho sự hồi phục của rau, màu khi bị ngập úng, tăng năng suất, chất lượng rau màu, đất trồng được cải thiện.

Khi rau, màu được hồi phục, lá có màu xanh trở lại, rễ trắng ra nhiều bà con cần bón, hoặc tưới phân NPK hoặc đạm kết hợp với kali vào khoảng cách giữa hai cây (cách gốc cây 10-50 cm tuỳ từng loại cây trồng), vị trí này có nhiều rễ non được sinh ra nhất sẽ hút phân thuận lợi, không nên tưới nước phân chuồng, nước dải chưa hoai vào lúc này khi mà bộ rễ của cây vừa mới được hồi phục. Tỷ lệ phân đạm và kali bón cho rau màu tuỳ thuộc vào loại rau màu.

Các cây màu ăn quả, hạt, củ như ngô, khoai lang tỷ lệ đạm/kali là 1 phần đạm/1 phần kali. Cây rau ăn củ, ăn quả như đậu đũa, đậu cô ve, bí xanh, tỷ lệ đạm/kali là 2-3 phần đạm/1 phần kali. Cây rau ăn lá như bắp cải, sulơ, rau cải, tỷ lệ đạm/kali là 4-5 phần đạm/1 phần kali. Trừ cây ngô và cây cà chua do bộ rễ tái sinh chậm không ưa xới xáo nhiều, còn các loại cây rau, màu khác nên xới nhẹ trên bề mặt cách gốc 10 cm khi mặt luống đã se khô làm cho rễ cây được bổ sung khí oxy sinh trưởng mạnh.

Tiếp tục chăm bón như bình thường đối với từng loại cây rau, màu theo qui trình riêng.

2. Cách rút ngắn thời gian sinh trưởng rau xanh

Sau đợt mưa lịch sử, giá rau xanh tăng lên hằng ngày, bà con nông dân cần khẩn trương gieo trồng các loại rau ngắn ngày cung cấp cho người tiêu dùng, đây cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người trồng rau.

Xin giới thiệu kinh nghiệm rút ngắn thời gian thu hoạch, tăng năng suất chất lượng rau.

Bà con có thể dùng sản phẩm Vườn sinh thái loại chuyên dùng cho rau hoặc loại đa chức năng sử dụng cho rau trồng đại trà và rau sạch (rau an toàn) như sau:

Ngâm hạt giống nhằm tăng sức nảy mầm, tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống: Liều lượng 1ml (1cc) sản phẩm pha với 2lít nước sạch ngâm 0,1-1kg hạt giống rau. Hạt rau các loại cải (cải thìa, cải củ, cải canh, bắp cải, sulơ...) ngâm hạt trong 30 phút, các loại rau họ đậu (đậu đũa, đậu vàng, đậu long châu...) và các loại rau khác ngâm hạt trong 1 giờ, sau đó hong khô trong bóng râm, đem gieo bình thường.

Phun cho rau có tác dụng làm cho rễ, thân, lá sinh trưởng mạnh, đậu nhiều quả, quả lớn nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng của các loại rau từ 5-10 ngày, giảm 20-30% phân bón, nâng cao khả năng chống chịu của cây trồng với sâu bệnh hại, tăng 20-30% năng suất rau, đất trồng được cải tạo màu mỡ, tơi xốp. Đặc biệt về chất lượng rau được cải thiện rõ rệt, ăn rau, quả ngon, ngọt hơn bình thường: Dùng 5-6ml sản phẩm pha với 15 lít nước sạch phun lướt qua cho 1 sào Bắc bộ. Khoảng 5-10 ngày phun 1lần (rau ngắn ngày như xà lách, rau diếp, rau cần, củ cải, cải trắng, cải canh... 5-7 ngày/lần; rau dài ngày như cà chua, khoai tây, su hào, bắp cải, 10 ngày phun 1 lần).

Chú ý khi dùng sản phẩm: Trước khi rót sản phẩm phải lắc kỹ chai chứa, phun sản phẩm bằng bình bơm và nước sạch, phun vào lúc chiều mát; không phun lẫn sản phẩm với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác; sau khi phun 5 giờ gặp mưa không phải phun lại. Thời gian cách li sản phẩm sau 6 giờ phun.

Riêng rau họ hành, tỏi (hành ta, hành tây, tỏi các loại) phun sản phẩm Vườn sinh thái hiệu quả không rõ.

Một số kinh nghiệm xử lý khác

Trồng rau màu trong mùa mưa, mùa nước nổi bất lợi hơn trong mùa khô nhưng nếu trồng đạt kết quả thì thu nhập cao hơn nhờ hút hàng, chi phí giảm và bán cao giá hơn. Tại nhiều nơi trong tỉnh, bà con đã có những kinh nghiệm canh tác loại cây trồng này đạt hiệu quả.

Nơi trồng phải thoát nước tốt

Nhiều bà con có kinh nghiệm trồng rau màu lâu năm cho biết, điều kiện tiên quyết để vụ màu mùa mưa thành công là nơi trồng phải thoát nước tốt. Tức là chọn những nơi đất bờ cao hoặc ruộng không bị ngập nước để trồng. Đối với ruộng thấp, trước hết phải làm đất, lên luống, lên liếp cao ráo, có mương rãnh thoát nước tốt. Xung quanh khu trồng cần củng cố bờ bao vững chắc và có bố trí máy bơm thoát nước vào những ngày mưa lớn hoặc triều cường.

Kết hợp sử dụng những kỹ thuật hỗ trợ

Màng phủ nông nghiệp được coi là kỹ thuật hỗ trợ tối ưu giúp người làm rẫy thành công trong mùa mưa. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long từ các mô hình sử dụng màng phủ nông nghiệp những năm qua, sử dụng màng phủ nông nghiệp không những hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết mưa dầm mà còn tạo môi trường cho rau màu sống khỏe mạnh, kiểm soát được độ ẩm trong đất, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giúp tăng năng suất cao hơn phương pháp truyền thống (phủ rơm hoặc không phủ) từ 10- 30%, đặc biệt là đối với những vùng đất giồng cát, đất thiếu nước tưới thì năng suất cao hơn từ 50-100%.

Bạn có thể xem thêm một số Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác rau màu.

Một số biện pháp sản xuất rau màu vụ hè, hè thu năm 2016

Đối với rau ăn lá thì sử dụng nhà lưới hoặc mái che giúp làm giảm tối đa tác động của mưa, gây hư hỏng mặt lá. Trồng rau màu trong điều kiện mưa dầm, nước nổi cần làm nhà lưới hoặc mái che rất tiện cho bảo vệ cây trồng, giảm thời gian tưới, giúp người trồng chủ động xuống giống bất kể lúc mưa dầm. Mặt khác, rau thu hoạch sẽ sạch hơn vì không bị nước mưa làm dính bùn đất và cho lợi nhuận cao hơn do nhiều nơi khác không canh tác được. Lưới bên trên nhà lưới hoặc mái che nên sử dụng lưới mùng màu trắng để hấp thu thêm ánh sáng. Nhà lưới thường làm cố định, giá thành cao nhưng có gắn thêm giàn tưới phun thì giảm nhiều công tưới và điều hòa nhiệt độ trong nhà. Mái che có thể làm bán cố định hoặc làm vòm che di động để che rau màu khi gặp trời mưa dông đều có hiệu quả như nhau, chỉ khác về giá thành.

Tham khảo Các loại lưới được sử dụng trong nông nghiệp

Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới

Việc sử dụng phân hữu cơ hoai mục và phân chuồng trong vụ rau mùa mưa giúp đất thoát nước tốt, tăng độ tơi xốp, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất, tăng năng suất và chất lượng rau màu. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trồng rau mùa mưa nên cung cấp thêm nấm Trichoderma sp. để tăng cường tính kháng đối với nhóm vi sinh vật có hại trong đất, giúp ngừa được các bệnh thúi rễ hoặc thối gốc rau màu, đặc biệt là đối với nhóm dưa, bầu, bí, nhóm rau cải. Đối với rau màu lấy củ, Trichoderma sp. cũng được nông dân ở các nơi thử nghiệm cho thấy có hiệu quả tốt trong phòng trị bệnh thối củ do nấm tấn công. 


-> Xem thêm Hướng dẫn trồng cải ngọt năng suất cao


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com