Côn trùng có lợi - Cách thu hút để kiểm soát sâu hại tại vườn

22/06/2019
Côn trùng có lợi - Cách thu hút để kiểm soát sâu hại tại vườn

Nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay càng cao thì người dân trồng trọt càng phải dùng nhiều cách hơn để hạn chế bệnh, sâu hại mà không dùng đến phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Một trong số cách đó là cách thu hút côn trùng có lợi để kiểm soát sâu hại tại vườn. Đây là cách được cho là tiết kiệm và an toàn, tuy nhiên hãy cùng Trần Gia tìm hiểu kỹ càng hơn về cách trừ sâu hại này nhé!

Côn trùng có lợi là loại côn trùng gì?

Côn trùng có lợi là côn trùng chỉ ảnh hưởng tốt lên cây trồng như giúp cây phát triển mạnh, tránh những ảnh hưởng của các thế lực khác quấy phá. Ngoài ra 1 số loài côn trùng khác giúp thụ phấn cho cây trồng để tăng năng suất cao cho vườn cây.

Môi trường lý tưởng nhất sẽ có đủ 3 loại côn trùng có lợi cho vườn của bạn đó là loài tiêu diệt kẻ thù, loài ký sinh trùng và loài thụ phấn.

Dưới đây là 8 loài côn trùng có lợi mà bạn có thể sử dụng:

Hãy cùng làm quen với những “người bạn” thân thiện này (con mồi, môi trường sống phù hợp, những loài thực vật thu hút chúng...) và quyết định xem bạn có đưa chúng về khu vườn của mình không nhé!

1. Bọ rùa

Con mồi: rệp, ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét ,...

Bị thu hút bởi: Thìa là, bồ công anh, dương xỉ vàng,...

Thông tin thú vị: Một con bọ rùa có thể tiêu thụ hơn 5.000 rệp trong suốt vòng đời của chúng.

2. Bọ ngựa

Con mồi: bọ ngựa là loài săn mồi trong phạm vi khá rộng, chúng ăn cả sâu bướm, bướm đêm, bọ cánh cứng, và dế mèn.

Bị thu hút bởi: Các loài cỏ cao và cây bụi, cúc vạn thọ, thìa là,...

Thông tin thú vị: Bọ ngựa có thể xoay đầu 180 độ để quan sát môi trường xung quanh.

3. Nhện

Con mồi: các loài họ rệp, bướm đêm, sâu bướm, châu chấu và , rầy mềm, sâu bướm, châu chấu và ruồi giấm...

Bị thu hút bởi: những cây cao to để chăng tơ, nhiều lớp phủ bổi hoai mục cho nhện săn mồi.

Thông tin thú vị: Hầu hết mọi con nhện đều hoàn thành vòng đời của chúng trong vòng một năm.

4. Bọ đất

Con mồi: sên, sâu bướm, sâu đục thân

Bị thu hút bởi: hoa anh thảo, rau dều, cỏ ba lá,...

Thông tin thú vị: bọ chân chạy thường chỉ hoạt động vào ban đêm.

5. Tò vò

Con mồi: sâu sừng xanh, sâu sừng cà chua, sâu bướm, rệp

Bị thu hút bởi: Dương xỉ vàng, rong biển, thìa là, tía tô đất,...

Thông tin thú vị: mỗi loài côn trùng gây hại cho hoa màu đều có ít nhất một loài tò vò ăn chúng hoặc hay sống ký sinh vào loài đó.

6. Thiêu thân xanh

Con mồi: rệp, ruồi trắng, bọ nhảy, rệp sáp, sâu bướm của các loại côn trùng gây hại

Bị thu hút bởi: Thìa là, đương quy, hoa cúc vàng, rau mùi, bồ công anh..

Thông tin thú vị: Được biết là nỗi “kinh hoàng” của rệp, thiêu thân xanh giúp ích người dân trong việc xóa sổ rệp ra khỏi khu vườn. Thiêu thân xanh sử dụng các râu uốn cong để tấn công nạn nhân.

7. Bọ chiến binh

Con mồi: trứng châu chấu, rệp sáp, côn trùng thân mềm

Bị thu hút bởi: cúc ngũ sắc, cúc vạn thọ

Thông tin thú vị: bọ chiến binh không tàn phá thực vật và vô hại đối với con người.

8. Ruồi giả ong

Con mồi: rệp, côn trùng, sâu bướm

Bị thu hút bởi : dương xỉ vàng, dương xỉ thường, thìa là, cẩm chướng

Thông tin thú vị: Ruồi giả ong thường có màu vàng cam và đen và có thể bị nhầm lẫn với ong.

Tại sao nên sử dụng côn trùng có lợi để kiểm soát sâu hại?

- Loại bỏ thuốc trừ sâu hóa học: Thuốc trừ sâu hóa học không chỉ khiến môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm tồn dư chất độc hại, mà còn giết chết cả những loài côn trùng hữu ích. Điều này hoàn toàn không đem lại lợi ích lâu dài cho khu vườn của bạn.Tận dụng côn trùng có lợi để diệt trừ và kiểm soát các loài sâu hại chính là một cách tuyệt vời để nói không với thuốc trừ sâu.

- Tiết kiệm chi phí: những loài côn trùng có lợi sẽ ở lại khu vườn của bạn mãi mãi nếu bạn tạo ra môi trường để chúng có thể phát triển mạnh. Bạn thậm chí còn không phải tốn tiền nếu những côn trùng hữu ích đó có nguồn gốc từ địa phương của bạn.

- Đối phó với tình trạng kháng thuốc trừ sâu: Việc người nông dân lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã khiến cho một số loại sâu bệnh hình thành sức đề khác hóa học đối với thuốc trừ sâu.  một số loài côn trùng đang bắt đầu cho thấy sức đề kháng hóa học với thuốc trừ sâu. Theo Pesticide Action Network, khoảng từ 500 đến 1000 loài côn trùng và cỏ dại đã phát triển sức đề kháng đối với thuốc trừ sâu từ năm 1945 đến nay. Để đối phó với tình trạng này, cách hay nhất chẳng phải là sử dụng quy luật của tự nhiên, loài này tiêu diệt loài khác hay sao?

Cách thu hút và những lưu ý cần thiết

Trồng cây thu hút côn trùng

Có thể trồng xen kẽ những cây thu hút côn trùng có lợi giữa các luống cây trong vườn. Cụ thể những loại cây sau:

- Thứ nhất: Trồng một số cây nở sớm để thu hút côn trùng hữu ích vào đầu mùa, sẽ thu hút được ruồi lượn và con xanh xanh (green lacewings), chúng ăn phấn hoa và mật ong. Những loại côn trùng này đến để kịp thời giải cứu những hoa màu của bạn đang bị rệp vôi và bọ ve tấn công.

- Thứ 2: Nên kết hợp những loài hoa có độ cao khác nhau. Trong đó loại hoa thấp thì cỏ xạ hương và oregano (để thu hút bọ cánh cứng trú ngụ). Những bông hoa cao hơn thì dùng hoa cúc hoặc cây sao nhái (Thu hút ruồi và những con ong ký sinh tìm mật hoa).

- Thứ 3: Những loài cây có tán lá hay loài hoa hỗn như cây yarrow, cây thì là, rau thì là và cà rốt hợp cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong ký sinh trùng, ruồi cướp và ong ăn thịt. Hoa hỗn hợp được ưa thích trong các khu vườn, như zinnias và hoa hướng dương.

Trồng 5 loài hoa này, chắc chắn bạn sẽ thu hút được rất nhiều côn trùng có ích để bảo vệ mùa màng: Cây thủy cúc; Cây cà rốt; Cây họ đậu; Cây mù tạc; Cỏ roi ngựa.

Tăng cường sự bảo vệ và chăm sóc cho côn trùng có ích

Bạn có thể sử dụng những cách thông minh sau để phục vụ mục đích của mình. Với 1 vài loài côn trùng có ích chỉ hoạt động dưới mặt đất Ví dụ như bọ đất cánh cứng, nhưng thay vào đó, chúng lại đi tuần tra mặt đất vào ban đêm để ăn ốc sen và sâu đục. Chính vì vậy mà vào ban ngày bạn nên sử dụng những viên đá để bước đi trong vườn. Nhiều côn trùng yêu thích để ẩn dưới ván hoặc hòn đá trong lúc chúng nghỉ ngơi.

Cần cung cấp nước cho côn trùng: Ngoài việc tưới nước thì côn trùng vẫn sẽ cần một nguồn nước khác, Việc bạn cần làm là thiết kế 1 hố nước đơn giản với một cái chậu và một vài viên đá, giữ cho nó đầy đủ vào những ngày khô.

Hãy nhớ rằng bạn không chăm sóc chúng sẽ bay đi nơi khác phù hợp hơn, Cách tôt nhất để giữ chúng trong vườn là bạn phải đáp nhu cầu sinh cảnh và cung cấp nước cho chúng.

Một số lưu ý khi thu hút kiểm soát sâu hại tại vườn

Xem xét cả mặt lợi và mặt hại: Một số loại côn trùng vừa có lợi, vừa có hại cho khu vườn của người nông dân. Do đó trước khi tạo điều kiện cho loại côn trùng nào phát triển, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về loài đó, cũng như đặc điểm cây trồng trong vườn, tốt nhất là hỏi ý kiến của những người có chuyên môn. (Bài viết này của Sống Hữu Cơ chỉ mang tính chất tham khảo)

- Những người hàng xóm: Bạn nên lịch sự giới thiệu cho những khu vườn lân cận về các loại côn trùng có lợi mà bạn đang “nuôi”. Đồng thời, cố gắng khuyên họ hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để tránh làm ảnh hưởng đến khu vườn, nguồn đất, nguồn nước của bạn.

- Môi trường tối ưu: đảm bảo khí hậu và thực vật phù hợp, cung cấp môi trường sống, và quan trọng nhất là nguồn thức ăn cho côn trùng có lợi, nếu không, côn trùng có thể sẽ bỏ đi để tìm một môi trường sống thuận lợi hơn.


Chúc bạn thành công với những bí quyết trên!


-> Xem thêm 4 điều quan trọng khi mua lưới chắn côn trùng


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com