Chọn lưới chắn côn trùng hiệu quả

05/08/2019
Chọn lưới chắn côn trùng hiệu quả

Lưới nông nghiệp hiện nay đã được áp dụng phổ biến vào cuộc sống đặc biệt là trong nông nghiệp, trong trồng trọt cây trái. Cách sử dụng và loại sử dụng thì phải phụ thuộc vào từng loại cây và điều kiện thời tiết của nơi trồng. Mà 80% vấn đề của nông dân trồng trọt là từ sâu bọ, lưới chắn côn trùng từ đó cũng được sử dụng nhiều hơn. Chọn lưới chắn côn trùng hiệu quả chính là đúng cách, Trần Gia sẽ hướng dẫn cho bạn lưới phù hợp nhất.

Xác định khu vực cần sử dụng lưới chống côn trùng

Thực ra trước đây các loại lưới chống côn trùng không được sử dụng nhiều bởi nó bị coi là phức tạp và không cần thiết tuy nhiên đến nay người ta càng ý thức được hơn những hậu quả tai hại mà các sản phẩm hóa học như thuốc diệt côn trùng thì những sản phẩm được coi là không làm ảnh hưởng như các loại lưới chắn càng phổ biến hơn cả và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Ban đầu các sản phẩm lưới chống côn trùng được sử dụng phổ biến trong các gia đình có trẻ nhỏ bởi da trẻ nhỏ khá nhạy cảm với các vết đốt của côn trùng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu thậm chí những côn trùng độc hại sau khi chích đốt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khiến trẻ khó chịu sốt hoặc đau đớn. Trong khi việc sử dụng các sản phẩm hóa học như thuốc xịt côn trùng dễ gây ảnh hưởng không tốt với trẻ bởi đa phần những thành phần cấu tạo là các chất độc nhằm diệt toàn bộ côn trùng.

Bởi thế là lưới chống côn trùng được coi như một giải pháp hiệu quả mà các ông bố bà mẹ tránh được việc tiếp xúc của côn trùng tới trẻ. Những không gian như mùng màn cũng giúp được điều này tuy vậy thì với không gian lớn hơn các sản phẩm lưới vừa hạn chế côn trùng xâm nhập đồng thời cũng tạo không gian đủ rộng thoải mái hơn cho trẻ.

Trong khi sử dụng lưới chống côn trùng cho trẻ hiệu quả thì các cha mẹ sử dụng luôn các sản phẩm này cho gia đình bằng các loại các loại cửa lưới chống côn trùng vừa tiện dụng và có thẩm mỹ hơn.

Các sản phẩm lưới chống côn trùng cũng được sử dụng ngày một phổ biến trong nông nghiệp. Người ta vây kín lưới quanh khu vực trồng cấy để tránh sự xâm hại của nhiều loài sâu bọ nhưng vẫn đủ ánh sáng và không khí thông thoáng cho cây trồng. Việc này cũng giúp hạn chế được việc sử dụng các chất diệt nguy hiểm mang đến nguồn nông sản sạch chất lượng bảo vệ sức khỏe cho con người.

Sử dụng lưới chắn côn trùng được chia làm 4 cách

  1. Đối với mô hình nhà lưới trồng rau sạch

Mô hình trồng rau trong nhà lưới là một phương pháp trồng rau sạch hiệu quả trong những năm gần đây. Với ưu điểm lớn nhất là phòng tránh được hư hỏng của rau do mưa hay sâu bệnh gây ra. Mô hình này thích hợp để trồng các loại cây ngắn ngày như: rau ngắn ngày, hoa cúc, cây có múi…

Khi sử dụng mô hình nhà lưới trồng cây ưu điểm của phương pháp này là : Trồng rau liên tục quanh năm, từ 5 lứa/năm lên 10 lứa/năm. Ngăn không cho côn trùng gây hại, giảm thiểu lượng dập nát rau do mưa bão,...

Bên cạnh đó mô hình cũng có nhược điểm sau: do sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, lưới nóng lên tạo ra hiệu ứng vòng nhiệt nên không khí khó lọt qua mắt lưới. Nếu che phủ không kín thì sẽ không có nhiều tác dụng.

Chính vì thế việc lựa chọn lưới cho mô hình nhà lưới cần thận trọng. Bạn nên chọn lưới mùng trắng có mắt lưới nhỏ < 0.25mm với chiều cao 0.8m và <= 1mm nếu trên 0.8m và mái. Hoặc để tránh tăng nhiệt độ cho nhà lưới bạn có thể dùng lưới che nắng để che phần mái. Một số kích thước lưới mùng được sử dụng trong nhà lưới: 16 mesh, 18 mesh, 24 mesh, 32 mesh, 51 mesh

Trồng rau trong nhà lưới sẽ đạt hiệu quả cao nếu làm đúng quy trình cũng như chọn lưới phù hợp. Nhưng ngược lại, nếu áp dụng không đúng và đầy đủ quy trình thì sẽ không mang lại kết quả mong muốn.

Phân biệt trong sử dụng lưới nhà kính có nhà lưới kín và nhà lưới hở

Mô hình nhà lưới trồng rau loại kín 

Đây là loại hình nhà lưới có không gian canh tác được phủ kín toàn bộ, cả trên mái cũng như xung quanh.Thiết kế có cửa ra vào cũng phủ bằng lưới, là mô hình tuyệt vời để che chắn ngăn ngừa xâm hại của côn trùng. Khung được làm bằng cột bê tông hoặc khung sắt hàn được bắt ốc vít. Độ cao từ 2-4m

Loại lưới được sử dụng là lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây chuyên dùng cho kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới, nhà kính. Để giảm chi phí nên đa số người dân chọn lưới sản xuất bằng vật liệu trong nước,  kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng, không khí không được thoáng. Nhưng việc chống lại côn trùng xâm nhập bằng mô hình nhà lưới này là rất cao, đảm bảo được chất lượng rau.

Mô hình nhà lưới trồng rau loại hở

Đối với loại hình trồng rau này thì độ đảm bảo việc cây trồng bị côn trùng phá hoại không được đảm bảo cao. Vì loại nhà lưới này được che chủ yếu trên mái hoặc một phần xung quanh.Với kiểu nhà lưới này thì chủ yếu để hạn chế ảnh hưởng của mưa gió, để có thể canh tác được trong cả mùa mưa.

Loại lưới được sử dụng chủ yếu là lưới phổ thông, giá rẻ, chất lượng tùy vào giá thành và mục đích trồng rau.

  1. Đối với các loại hoa, quả

Đối với các loại hoa, quả trồng ngoài trời để tránh côn trùng phá hoại người dân thường dùng bao nilon bao các búp hoa, các quả lại. Việc dùng bao nilon sẽ không tốt cho hoa, quả, vì bao nilon rất kín dễ bị nóng và làm cho cây trồng bị đỗ mồ hôi. Từ đó gây ra hiện tượng dập úng hoa, quả. Để giải quyết tình trạng trên hiện nay người dân thường dùng loại lưới mùng trắng để bảo vệ hoa, quả.

Phương pháp chống sâu bọ an toàn cho hoa, trái là may túi lưới bọc ngay từ khi cây còn nhỏ. Đây được coi là tấm áo giáp bảo vệ hoa, trái cây tốt nhất khỏi sâu bọ và các điều kiện thời tiết. Chúng bảo vệ ngay từ khi là hoa, quả còn nhỏ, không bị mưa gió hoặc chim, ruồi phá hoại. Chi phí thấp, dễ kiểm soát, chăm sóc, lâu lâu chỉ cần kiểm tra đường may thôi.

Có 2 loại lưới chắn côn trùng thường được sử dụng:

Lưới mùng 64 lỗ có thể may trực tiếp lên tấm lưới. Độ bền được khoảng 3 năm. Tuy nhiên các túi lưới cần thường xuyên kiểm tra độ thoát nước hoặc hơi nóng do lỗ lưới rất dày.

Lưới mùng 32 lỗ có độ thoáng mưa và nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên khi gia công bạn nên gấp mép lưới hoặc dùng viền để gia cố thêm độ bền. Lưới mùng 32 lỗ thường được sử dụng cả tấm lớn để che cho toàn bộ vườn trái cây nhỏ; mận, cam, ổi…

Ngoài ra đối với hoa thì bạn có thể mua các đầu chụp có sẵn trên thị trường.Với cách dùng lưới bao hoa, quả lại sẽ giúp cây trồng chống côn trùng hiệu quả nhất. Cây phát triển tốt hơn và cho sản phẩm chất lượng hơn. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho việc trồng rau sạch.

  1. Lựa chọn lưới theo khí hậu

Nếu khí hậu quá nóng bạn nên hạn chế lựa chọn lưới có độ dày cao, màu sắc tối, độ cao vừa phải tránh gây ra hiện tượng héo cây. Vào mùa lạnh thì ngược lại bạn nên chọn lưới có độ dày để giữ ấm cho cây trồng, màu mắc không hạn chế.

  1. Lựa chọn dựa vào chất liệu, độ bền, độ dày thưa của lưới

Việc lựa chọn lưới dựa vào chất liệu, độ bền là điều rất quan trọng, một tấm lưới tốt phải đảm bảo độ bền cao sử dụng được lâu, có khả năng chống tia UV. Tùy vào mục đích bạn sử dụng để tránh côn trùng nào mà chọn lưới có lỗ dày hay thưa. Với các loại côn trùng to thì có thể sử dụng lưới lỗ thưa, với côn trùng nhỏ như muỗi, bồ hóng,… nên dùng lưới có lỗ càng dày càng tốt.

Việc lựa chọn độ dày thưa của lỗ lưới cũng gây ảnh hưởng đến nhiệt độ và sự tăng trưởng của cây trồng, vì thế nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn.

Bên cạnh những lưu ý trên bạn cần để ý đến xuất xứ, hạn sử dụng của lưới. Tránh sử dụng lưới đã sản xuất có khoản thời gian cách thời hạn sử dụng quá lâu sẽ không đảm bảo được độ an toàn của lưới. Nên thay lưới chống côn trùng theo định kỳ để đảm bảo tính an toàn cho vườn rau của bạn. Đừng tham những nơi rao bán lưới giá rẻ, tiền nào của đó thôi, bạn nên chọn nơi sản xuất cũng như nơi bán uy tín.

Lưới chắn côn trùng Trần Gia

Lưới nông nghiệp thường được sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Lưới có tác dụng định hướng cho cây trồng, hứng đỡ cây, quả để cây phát triển tốt hơn; chống côn trùng, sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt; che phủ luống cây, giữ ẩm cho luống và hạn chế cỏ dại. Lưới nông nghiệp còn được dùng để làm sàn, làm hàng rào, chuồng trại, che chắn gió, chống sương, dùng để thi công nhà lưới góp phần tăng hiệu quả phòng chống sâu bệnh và tác động thời tiết, ngoài ra còn tiết kiệm chi phí đầu tư hơn nhà màng. Các loại lưới nông nghiệp gồm có:

Lưới mùng

Chất liệu: HDPE

Màu sắc: đen, trắng, cam, xanh dương, xanh lá, xanh ngọc.

Chiều dài: 45m

Tiêu chuẩn: từ 32 lỗ/cm2 đến 200 lỗ/cm2. Khổ lưới từ 1m đến 6m

Thời hạn sử dụng: >2 năm.

Lưới lỗ xanh

Chất liệu: HDPE

Màu sắc: xanh ngọc

Chiều dài: 100m

Tiêu chuẩn: lỗ từ 2mm đến 8mm. Khổ lưới từ 0.5m đến 4m.

Thời hạn sử dụng: >2 năm. 

Lưới lỗ trắng

Chất liệu: HDPE

Màu sắc: trắng

Chiều dài: theo nhu cầu sử dụng

Tiêu chuẩn: 2x1 và 2x2

Thời hạn sử dụng: >2 năm.

Mua lưới chắn côn trùng tại đây

Với nhiều cải tiến qua thời gian, lưới nông nghiệp hiện nay rất đa dạng về màu sắc và mẫu mã. Lưới nông nghiệp có chất liệu là nhựa cao cấp, nên có độ bền khá cao (khoảng từ 2-5 năm). Tuy nhiên, độ bền của lưới nông nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện sử dụng và bảo quản cụ thể. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả sử dụng, nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt.


-> Xem thêm Lưới mùng, lưới che tiêu, lưới chắn côn trùng


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.


Điện thoại: 0961 470 670


Email: luoitrangia@gmail.com