Cách nhận biết 9 loại rau củ chứa hóa chất đơn giản

22/06/2019
Cách nhận biết 9 loại rau củ chứa hóa chất đơn giản

Ngày nay với những lợi ích trước mắt và các loại thuốc hóa học giúp biến rau héo thành rau tươi, trái cây dở thành trái cây ngon. Trần Gia sẽ chỉ cho bạn cách nhận biết 9 loại rau củ chứa hóa chất đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Đảm bảo bữa ăn của gia đình thêm phần nào yên tâm và an toàn cho sức khỏe.

1. Rau muống

Được xếp vào loại rau tiêu thụ nhiều nhất, rau muống có nguy cơ nhiễm nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích hay nhiễm chì. Rau muống sạch có thân rắn chắc, lá màu xanh tự nhiên.

Ngược lại rau muống bẩn bị nhiễm chì rau thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Lá của loại rau muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường. Cọng rau muống thông thường chỉ to bằng đầu đũa. Nếu cọng rau muống to, mập hơn mức bình thường chắc chắn có chứa hóa chất mà điển hình là chì.

Phun thuốc kích thích, thuốc trừ các bệnh thường gặp ở rau muống thì những cây rau thường rất xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm, thân to, nhìn non và bóng nước.

Những loại rau muống được tiêm chất kích phọt trông xanh tươi non mơn mởn nhưng bị úa vàng nhanh, thậm chí thối nát, không thể ăn được nữa chỉ trong thời gian để từ sáng đến chiều. Còn rau muống nhiễm chì thường sẽ để được rất lâu, hầu như không bị héo. Trong khi đó, rau muống sạch chỉ để trong một thời gian ngắn dù ở nhiệt độ thấp cũng không thể còn tươi nguyên như ban đầu”.

Cách nhận biết rau muống sạch

Chọn loại rau muống có lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, một số lá nếu để ý có vài chỗ bị sâu cắn. Tránh chọn mua những bó rau có cọng to hơn bình thường, bỏ thấy quá gòn, xanh bóng, mỡ màng quá mức.

Rau muống sạch thường có thân rắn chắc, ngọn nhỏ, lá xanh tự nhiên. Khi bấm vào thân rau sẽ thấy nhựa trắng chảy ra. Khi nhặt rau, nếu là rau muống sạch sẽ có nhựa dính vào tay có màu đen.

2. Mồng tơi

Rau mồng tơi, lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài là rau đã được tắm thuốc kích phọt. Với rau mồng tơi ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể vươn dài thêm 2030cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt. Rau mồng tơi an toàn có màu xanh nhưng không bóng mượt; thân hình nhỏ hơn; lá nhỏ và mỏng có thể có đốm sâu.

3. Rau cải

Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

Rau cải sạch nhỏ hơn; cây nhìn cứng rắn hơn và lá có thể xuất hiện vài đốm sâu là bình thường.

4. Giá đỗ

Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Trong khi giá đỗ sạch trông gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.

Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau. Người mua cứ nhìn thế mà phân biệt". Giá đỗ sạch thường gầy, thân dài trong khi giá đỗ độc trông rất mập mạp và ngắn hơn.

Hơn thế, giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có rễ dài. Trong khi đó, loại giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn. Nguyên nhân là do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển.

Giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.

5. Mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua cũng là loại thực phẩm được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn của gia đình mình. Mướp đắng sạch, an toàn có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti, quả dáng dài. Ngược lại, những quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng có thể bị nhiễm thuốc kích thích sinh trưởng.

6. Súp lơ

Súp lơ Việt thường có phần búp lơ màu xanh nhạt.Cuống của súp lơ còn để dài vì chúng cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao và có thể ăn được. Cuống có nhiều lá khi bổ ra sẽ có màu xanh trắng. Súp lơ Trung Quốc có màu xanh đậm do được phun nhiều thuốc kích thích, chất hóa học. Phần cuống đã bị cắt ngắn gần hết để tiện cho quá trình vận chuyển, không còn lá, cuống lơ bổ ra cũng có màu xanh đậm hơn.

Súp lơ trắng của Việt Nam khi bổ dọc từ búp lơ cho tới cuống thường có màu vàng trắng. Súp lơ trắng của Trung Quốc khi bổ dọc từ búp lơ cho tới cuống thì có màu trắng tinh rất đẹp.

Súp lơ (xanh hay trắng) của Việt Nam thường có phần búp lơ vượt trội hơn hẳn so với các nhánh còn lại nhưng lại khá rời rạc, không dính chắc vào nhau, có phần sần sùi, không đẹp mắt. Súp lơ Trung Quốc có hình dáng nhỏ hơn, các múi trên búp lơ dính chắc vào nhau, búp lơ mịn, đẹp mắt.

Vì súp lơ Trung Quốc đã được phun khá nhiều hóa chất, thuốc bảo quản nên dù để hàng tuần thì chúng vẫn tươi, xanh mơn mởn. Nếu là súp lơ Việt Nam thì chỉ sau 2 ngày chúng đã có hiện tượng héo, úa vàng.

Cách để chọn mua được súp lơ ngon:

- Chỉ chọn những cây súp lơ có màu đặc trưng (súp lơ trắng thì phải có màu trắng sáng còn súp lơ xanh thì đều màu, xanh nhạt), đồng nhất, không có bất kì vết nâu đốm nào.

- Súp lơ có lõi rỗng thường không ngon, chỉ chọn những cây có thân cứng, không mềm, không có nhớt hay màu sắc khác lạ.

7. Cà rốt

Để nhận biết được đâu là cà rốt Việt Nam chuẩn, mọi người cần quan sát kĩ về hình dạng và kích thước của cà rốt. Về kích thước, nếu là cà rốt Trung Quốc do được chăm bón bằng chất kích thích sẽ to hơn, nhẵn hơn, còn đối với hàng Việt thì có quả to, quả nhỏ kích thuốc không đồng đều.

Về hình dạng và màu sắc, cà rốt Việt Nam thì sẽ có màu cam nhạt hơn, củ dài, da sần, còn cà rốt Trung Quốc có màu đậm hơn, thường sẽ là màu cam sẫm, vỏ nhẫn bóng.

Một điều cần lưu ý nữa là cà rốt Trung Quốc củ to đều, không có cuống, trên thân củ không mọc rễ, còn cà rốt Việt Nam thì ngược lại, có cuống, thân có rễ mọc li ti.

8. Bắp cải

do được dùng nhiều chất kích thích nên hầu hết nông sản Trung Quốc có kích thước đều, cùng một kích cỡ và hầu hết các loại bắp cải Trung Quốc đang bán trên thị trường hiện nay đều chỉ to bằng nắm tay.

Còn bắp cải ta thì kích cỡ không đồng đều và thường to hơn bắp cải Trung Quốc.

Bắp cải Trung Quốc thường được bọc trong túi lưới, dạng tròn. Còn bắp cải ta sẽ có hình dẹt hơn chứ không tròn như bắp cải Trung Quốc.

Về màu sắc: Bắp cải Trung Quốc có màu xanh đậm do được tẩm hóa chất vào bắp cải để giữ chúng tươi lâu hơn nên thường bắp cải có màu đậm hơn bắp cải ta. Bắp cải có chất kích thích, xuất xứ Trung Quốc sẽ có màu láng bóng, hấp dẫn. Bắp cải ta màu nhạt hơn, không láng bóng, dễ dập nát.

Một đặc điểm nữa mọi người có thể nhận thấy, bắp cải Trung Quốc đầu búp cuốn chặt, lá xoăn hơn, giòn và mướt. Bắp cải ta thì đầu búp cuốn không chặt. Khi cắt đôi bắp cải sẽ dễ dàng nhận thấy bắp cải Trung Quốc có lá không bó sát vào nhau, trong khi đó lá bắp cải ta có kết cấu chặt chẽ hơn.

9. Dưa chuột

Khi chọn mua dưa chuột nên chọn quả đều màu, cầm chắc tay, không có vết thâm hay màu ố vàng.

Dưa chuột có chứa nhiều chất hóa học có biểu hiện luôn có màu xanh đậm bắt mắt; Quả đều, thon và bóng bẩy; Có thể có những vết ố vàng. Loại trừ những quá dưa phình ra có thể do chứa nhiều hóa chất nhất. Khi ăn thường sẽ rất nhạt, không có vị thanh mát và ngọt như dưa sạch, đôi khi còn ngửi thấy mùi hắc khó chịu. Ngoài ra, dưa leo có chất kích thích còn mềm và dễ nát


Trên đây là những loại rau củ mà người Việt chúng ta thường ăn. Hy vọng với những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn phân biệt được các loại rau củ quả bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.


-> Xem thêm Những loài hoa có vẻ đẹp "chết người"


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com