-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những loài hoa có vẻ đẹp "chết người"
22/06/2019
Nói đến thực vật, người ta nghĩ đến thực vật là những loài sống nhờ dinh dưỡng từ đất, môi trường sống. Nhưng trong thế giới thực vật, không phải lúc nào cũng là động vật ăn thực vật mà có những loài thực vật nguy hiểm đảo ngược vị trí. Cùng Trần Gia tìm hiểu những loài hoa có vẻ đẹp “chết người” trên thế giới nhé!
1. Dứa ăn thịt – Bromeliads
Đây là loài cây trong nhà phổ biến, lá của nó tạo ra một “hố” chứa nước. Chắc ít người biết được rằng cây này cũng được coi là loài cây ăn thịt. Nó khiến côn trùng “chết đuối” trong “hố” nước của mình. Có vẻ như cùng với thời gian, kỹ nghệ bắt mồi của loài này ngày càng được cải tiến.
2. Cây rắn hổ mang
Cây lá chén Darlingtonia californica còn gọi là cây rắn hổ mang, loài cây này chủ yếu sống ở phía bắc California và phía nam Oregon, Mỹ. Môi trường sống là các vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt, có thể đạt kích thước lên tới 2 mét. Lá của loài cây này có hình dáng một con rắn hổ mang đang thè lưỡi.
Không thèm tuân theo những quy luật thông thường của loài thực vật ăn thịt, loài cây này có thể tạo ra những đường thoát giả, khiến những con côn trùng đáng thương cố gắng tuyệt vọng cho đến tận lúc chết. Sau khi chết, những loài côn trùng xui xẻo cũng sẽ được dịch tiêu hóa của cây nuốt trọn.
3. Cây Roridula
Đây được coi là một trong những cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Roridula có thể cao tới gần 2m, toàn thân phủ đầy gai nhọn, dính và ngắn. Nhưng lá cây mới là nơi bắt sâu bọ của cây.
Loài cây này dạng thân dài, trên đó có các gai tiết ra chất nhầy nhằm mục đích dính sâu bọ nếu chúng bay vào. Khi con mồi dính bẫy, các chất tiêu hóa ngay lập tức “bủa vây” và khiến con mồi thối rữa dần, cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ đó.
4. Nepenthes - cây nắp ấm nhiệt đới
Nổi tiếng là một loài thực vật ăn thịt với chiếc bẫy lộ liễu. Trong thân của loài thực vật này chứa một chất dịch có tác dụng tiêu hóa xác thịt của những loài côn trùng. Từ đó chắt lọc lấy chất dinh dưỡng để nuôi cây. Hầu hết những cây nắp ấm nhỏ chỉ bắt côn trùng, nhưng các nhà nghiên cứu đã ghi nhận, một số cây nắp ấm khổng lồ như Nepenthes rafflesiana và Nepenthes Rajah có thể bắt và giết chết những động vật có vú nhỏ như chuột.
5. Cây gọng vó
Cây này có tên khoa học là Drosera burmannii Vahl và có hơn 170 phân loài khác nhau, qua đó trở thành cây ăn thịt khá phổ biến trên thế giới.
Môi trường sống của cây gọng vó thường là các bãi bùn lầy, chúng đặc trưng với các lông gai màu sắc sặc sỡ, đầu lông gai có tiết ra một chất nhầy và đây chính là chiếc bẫy để “dụ” côn trùng vào đó.
Khi côn trùng bay vào, các chất nhầy sẽ giữ côn trùng lại. Càng vùng vẫy, chúng sẽ càng bị dính chặt và một hồi sau thì kiệt sức. Sau đó, cây sẽ tiết ra chất tiêu hóa và con mồi sẽ bị “ăn” trong khoảng 2 ngày, những bộ phận con mồi không thể tiêu hóa sẽ bị gió thổi bay.
6. Cây cỏ bơ (Butterwort)
Loài cây này sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Đặc trưng của cây cỏ bơ là những chiếc lá có các lỗ chứa chất dính hình giọt nước với mục đích thu hút côn trùng.
Khi côn trùng tưởng đó là nước và bay vào uống, nó sẽ bị dính vào chất nhầy này. Cây có bơ sẽ tiếp tục tiết thêm nhiều chất nhầy khác để bao vây côn trùng đó. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này, cuối cùng bị tiêu hóa.
7. Cây Bladderwort
Loài cây này hiện có hơn 200 phân loài khác nhau, môi trường chủ yếu là dưới nước hoặc các vùng đất ngập nước. Chúng có các bong bóng nhỏ trên lá và đây là bẫy của chúng.
Khi giăng bẫy, nhiều tuyến tua trên cây sẽ tạo thành một chiếc “túi”, bên trong liên tục bơm nước ra ngoài nhằm tạo áp lực. Khi con mồi đi ngang, các tua đó sẽ phát hiện và tạo áp lực hút con mồi vào bên trong. Các chất tiêu hóa ngay lập tức tiết ra, giết chết và tiêu hóa con mồi. Theo thống kê, cây Bladderwort có thể bắt 1000 con mồi/ngày.
8. Cây bắt ruồi Venus flytrap
Có tên khoa học là Dionaea muscipula, đây là loài cây ăn thịt côn trùng mọc phổ biến ở những vùng lầy lội thuộc Bắc và Nam Carolina, Mỹ. Loài cây này có màu đỏ sặc sỡ, gồm hai mảnh và trên mép lá có chứa các gai nhọn.
Khi côn trùng, chủ yếu thuộc lớp nhện “lạc” vào, hai nắp ngay lập tức khép lại khiến con mồi không thể thoát ra. Tiếp đó, các chất tiêu hóa sẽ ngay lập tức tiết ra giết chết con mồi và phân hủy nó, tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. Khi tiêu hóa hết, chiếc lá này sẽ mở ra để “đón chào” con mồi mới.
9. Cây ăn thịt lai
Mới đây, chuyên gia thực vật người Mỹ Matthew Kaelin đã thành công trong việc tạo ra một loài cây ăn thịt mới trên cơ sở lai tạo hai giống cây nắp ấm khác nhau. Theo mô tả, giống cây ăn thịt mới này cao khoảng 6 inches (15,24cm), thân có những vằn vàng, đỏ điểm đốm đen.
Với hình dạng bên ngoài khá giống các sinh vật ngoài hành tinh, loài cây ăn thịt mới này đã được đặt theo tên của Hans Ruedi Giger – họa sĩ siêu thực nổi tiếng với tạo hình người ngoài hành tinh trong bộ phim Alien. Với tạo hình này, Giger từng giành được giải Oscar danh giá.
-> Xem thêm 7 loại cây giúp hàng rào nhà bạn thêm xinh xắn
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Làm giàu từ nông nghiệp khép kín: Con đường bền vững và thành công cho nông dân Việt Nam 07/11/2024
- Lưới cước xanh trong nuôi hải sản 21/10/2024
- Khởi nghiệp từ nông nghiệp 10/10/2024
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023