-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách chống nóng cho ao tôm
07/08/2022
Ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nuôi thủy sản thường có mùa nóng rất nóng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi trồng thủy sản. Khiến cho giảm năng suất, kém chất lượng, không đạt được hiệu quả tối ưu. Đây luôn là vấn đề, là nỗi lo của nhà nông vào mỗi mùa nắng. Trong bài viết dưới đây, Trần Gia sẽ gợi ý cho bạn một số các cách phòng nắng nóng cho ao nuôi cá, giúp bạn phần nào giải quyết được vấn đề.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến môi trường và động vật thủy sản
- Nhiệt độ nước là một trong các thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của vật nuôi thủy sản. Cá và các động vật thủy sản đều là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước.
- Nhiệt độ tăng, giảm đột ngột sẽ gây sốc cho cá, làm tỷ lệ sống và khả năng đề kháng bệnh của cá thấp hơn nhiều so với cá sống trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ nước cao làm tăng khả năng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao oxy. Tăng mẫn cảm với vi rút, vi khuẩn gây bệnh cho cá. Nhiệt độ nước cao còn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại ký sinh trùng, nấm bệnh, vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho cá phát triển; Nhiệt độ nước cao còn ảnh hưởng đến sự chuyển tải oxy trong nước. Khi nắng nóng trong thời gian dài làm các loại tảo trong ao phát triển mạnh (nhiều loại tảo có hại) làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
- Đồng thời, nắng nóng kéo dài cũng làm cho nhiệt độ môi trường nước tăng lên, các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao sẽ phân huỷ mạnh, quá trình phân hủy chất hữu cơ không chỉ tiêu hao nhiều oxy trong nước mà còn thải ra các khí độc ở đáy ao như: Cacbonic(CO2), Sunphuahydro(H2S), Amoniac (NH3), Metan (NH4)..... khuếch tán vào nước gây ngộ độc cho cá, làm suy giảm sức đề kháng, cá nuôi dễ bị nhiễm bệnh.
- Mùa hè thường xuất hiện các cơn mưa rào với lượng nước lớn làm cho môi trường nước ao nuôi bị xáo trộn dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của động vật thủy sản. Gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Chăm sóc ao nuôi cá mùa nắng
Tạo vùng phân bố mát mẻ hơn cho cá bằng cách tăng độ sâu mực nước trong ao
Trong ao nuôi thủy sản, nhiệt độ thay đổi lớn theo độ sâu cột nước, ở tầng mặt, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm có thể lên đến 10oC, ở độ sâu khoảng 20cm, nhiệt độ chênh lệch khoảng 5oC, ở đáy ao nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khoảng 2oC. Nhiệt độ giảm dần từ mặt nước xuống đáy. Thông thường trong một ngày đêm, nhiệt độ cao nhất lúc 14 – 16 giờ và thấp nhất lúc 2 – 5 giờ.
Trên cơ sở đó, để giảm bớt hiện tượng cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ trong ngày đêm quá lớn và cũng để giảm bớt nhiệt độ môi trường tạo vùng phân bố mát hơn cho cá trong mùa nóng cần đảm bảo độ sâu mực nước trong ao. Cường độ ánh sáng biến đổi thành nhiệt và sẽ triệt tiêu khi xuyên qua 1m nước đầu tiên. Vì vậy, các ao nuôi cá nên bổ sung nước vào mùa nóng đảm bảo độ sâu tối thiểu 1,2 m.
Đảm bảo lượng oxy hòa tan
Khi quá trình thiếu oxy (O2) và thừa cacbonic (CO2) xảy ra làm cá bị ngạt thở, nổi đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở ao ít hoặc không có khả năng thay đổi nước thường xuyên, chất hữu cơ tích tụ nhiều ở đáy ao, mật độ thả quá cao. Tình trạng này kéo dài, cá càng bị ngạt thở, nhịp thở càng gấp hơn. Sau một thời gian cá yếu dần rồi chết. Nếu trong ao nuôi, cá nổi đầu từ chập tối hoặc gần trưa nắng lên mà cá vẫn nổi đầu là ao thiếu oxy nghiêm trọng, cần phải tiến hành xử lý ngay. Tăng cường thêm oxy cho ao bằng cách bơm thêm nước sạch vào ao và phun mưa trên mặt ao, tháo bớt nước cũ ra ngoài, sục khí.
– Giữ nền đáy ao sạch, có thể hút loại bỏ bùn đáy hoặc xử lý lớp hữu cơ đáy ao bằng vôi bột hoặc Zeolite.
– Giảm lượng thức ăn trong ngày từ 30 – 40 %, hoặc bỏ cử ăn vào buổi trưa.
– Trộn Vitamin C vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với stress cho cá
– Ngoài ra, khi đánh bắt và vận chuyển cá trong mùa nóng cần phải tiến hành vào lúc sáng sớm, mát trời. Không nên làm thay đổi nhiệt độ nước đột ngột để tránh cho cá khỏi bị sốc.
– Sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, quá 4 – 6oC làm cá hương và cá giống của nhiều loài cá bị sốc, tê liệt và chết. Nên khi chuyển cá bột, hương bằng túi Polyethylen (PE) có bơm oxy, thì cho cả túi cá xuống ao ngâm 15 – 20 phút để nhiệt độ trong túi cá và ở ao gần như ngang nhau, mới mở miệng túi, thả cá ra ngoài ao.
Quản lý ao nuôi và môi trường nước
- Thường xuyên kiểm tra bờ, cống ao tránh rò rỉ mất nước, cấp nước bố sung cho ao nuôi, duy trì mức nước trong ao tối thiểu từ 1,5-2m để tăng khả năng ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản.
- Khi trời nắng quá, đối với ao nuôi cá cần làm giàn che nắng trên mặt nước (cao hơn mặt nước khoảng 0.7-1 m) ở phía Tây ao bằng lưới đen tản nhiệt, dàn: mướp, bầu, bí, dây leo … hoặc có các khung thả bèo cái, bèo tây, bèo hoa dâu khoảng 1/4 -1/3 diện tích ao nuôi làm nơi trú nắng cho cá.
- Đối với ao nuôi lươn, ếch cần tạo nơi trú nắng bằng các ống tre, nứa buộc thành từng bó nhỏ đặt ở các góc ao.
- Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.
Hạn chế tác hại của hiện tượng "nở hoa nước" người nuôi cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Bón vôi nông nghiệp (CaMg(CO3)2) xung quanh bờ ao trước khi mưa với lượng khoảng 10 - 15kg/ha. Nếu mưa lâu nên xả bớt nước ở tầng mặt.
- Nếu ao nuôi có độ trong < 30cm và có màu không ổn định nên tiến hành bón men vi sinh (hoặc bón vôi 1-2 kg/100m2 ao) nhằm hạn chế chất hữu cơ trong nước ngăn ngừa sự phát triển của tảo.
- Nếu trong ao nuôi cá nổi đầu từ chập tối hoặc gần trưa nắng mà cá vẫn nổi đầu là ao thiếu oxy nghiêm trọng, cần phải tiến hành xử lý ngay. Tăng cường oxy cho ao bằng cách bơm thêm nước sạch vào ao, có thể thay 30% lượng nước trong ao nuôi.và phun mưa trên mặt ao, tháo bớt nước cũ ra ngoài.
- Thường xuyên quan sát ao nuôi vào lúc nửa đêm và sáng sớm, nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu. Sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước, thuyền tạo sóng... từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để tăng lượng oxy hòa tan, hỗ trợ oxy cho cá.
- Đối với những ao nuôi môi trường bị ô nhiễm, đáy ao quá nhiều bùn bẩn phải có kế hoạch nạo vét, hút bùn bẩn vào thời điểm thích hợp, sau đó sử dụng hóa chất BKC80 để xử lý liều lượng 1 lít/1.000m3 nước, kết hợp với quạt nước, bơm nước để tăng hàm lượng oxy.
- Tuyệt đối không xả thải trực tiếp chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, phân chuồng xuống ao nuôi sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.
- Định kỳ bón vôi để làm sạch, ổn định môi trường, phòng bệnh cho cá lượng dùng 1-2kg/100m2/10-15 ngày/lần. 1 tháng/lần, sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn trong môi trường ao nuôi, có thể sử dụng BKC, hoặc VICATO,…với lượng 1 lít (hoặc 1kg) cho 2.000 - 3.000m3 nước.
Kỹ thuật ngày nay đã không còn bị giới hạn, tuy nhiên để đạt được hiệu quả nhất định thì cần phải có sự kết hợp cả kinh nghiệm thực tế lẫn kiến thức chuyên môn. Trần Gia mong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn, chúc bạn thành công!
-> Xem thêm Lưới che nắng phù hợp cho ao tôm
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023
- CÁCH CHỌN LƯỚI CHE NẮNG CHO LAN 18/08/2023
- 05 LÝ DO BẠN NÊN SỬ DỤNG LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG 15/08/2023
- Màng phủ nông nghiệp có công dụng gì? 15/08/2023
- Lưới Trần Gia là đại lý uy tín của mỗi vùng miền 11/08/2023