Trồng rau thủy canh - Nên chọn nhà lưới hay nhà màng

13/10/2020
Trồng rau thủy canh - Nên chọn nhà lưới hay nhà màng

Nên lựa chọn mô hình nhà lưới hay nhà màng để trồng rau thủy canh?

Chắc hẳn đây là câu hỏi của hầu hết những ai đang trồng rau thủy canh, luôn mong muốn đạt năng suất cây trồng cao nhất nhưng đang băn khoăn giữa hai phương pháp này.

Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Nên lựa chọn nhà lưới hay nhà màng?

Trồng rau thủy canh bằng nhà kính hay nhà màng đều là môi trường lý tưởng cho rau sinh trưởng và phát triển. Có tác dụng chính là chống côn trùng, sâu bọ gây hại, làm giảm bớt tác động xấu của môi trường như: nắng, mưa, gió, bão,…

Đặc biệt, quan trọng hơn hết là giúp giảm công sức chăm sóc cây cho chủ nhà vườn. Và tùy vào chất liệu che phủ được chia làm hai loại là nhà lưới và nhà màng.

Vậy nên sử dụng loại nào là tối ưu? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu qua ưu, nhược điểm của mỗi loại nhé.

Mô hình nhà màng trồng rau thủy canh là gì?

Nhà màng là kết cấu trồng rau thủy canh bao gồm khung giàn, màng mỏng cùng những vật tư phụ khác, chúng kết hợp với nhau để tạo thành một nhà khép kín, tạo môi trường tốt cho cây sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao bảo vệ cho rau thủy canh trước những tác động của thời tiết.

Mô hình nhà màng trồng rau thủy canh bao gồm

  1. Móng – cột nhà màng: có tác dụng nâng đỡ toàn bộ khung nhà, được thiết kế chắc chắn và chịu lực tốt.

  2. Máng thoát nước: giúp thoát nước mưa và ống xả, được hỗ trợ liên kết khung nhà.

  3. Cửa sổ thông gió đỉnh mái: có thể lắp lưới ngăn côn trùng tại thông gió đỉnh mái, cửa sổ giúp thoát khí nóng, khí CO2, tạo điều kiện trao đổi không khí trong nhà màng tốt hơn.

  4. Màng lợp phủ mái nhà màng: được làm bằng polyethylene với rất nhiều chức năng như: bảo vệ cây trồng, chống bám bụi, độ dẻo dai cao, chịu lực tốt, chịu được hóa chất nông nghiệp, ngăn côn trùng sâu bệnh, đảm bảo tăng năng suất cây trồng.

  5. Lưới ngăn côn trùng: dùng che 4 vách để tránh côn trùng xâm nhập vào nhà màng.

Ưu và nhược điểm của mô hình nhà lưới và nhà màng

1. Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới

Nên lựa chọn nhà lưới hay nhà màng

Ưu điểm

  •  Trồng rau thủy canh theo mô hình nhà lưới giúp bảo vệ rau khỏi côn trùng phá hoại, do đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên rau đạt được tiêu chuẩn an toàn và giá trị dinh dưỡng cao.
  •  Dễ dàng tăng năng suất cây trồng để thu được lợi nhuận cao khi kết hợp chăm sóc và bón phân đầy đủ.
  •  Nhà lưới giúp bảo vệ rau trồng tránh những tác động xấu của thời tiết.
  •  Với hệ thống nhà lưới phun tự động giúp giảm công suất lao động.
  •  Sự tăng nhiệt độ trong nhà lưới không đáng kể, do đó tạo môi trường thuận lợi cho cây rau sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
  •  Chi phí không quá cao: chất liệu rẻ và không mất nhiều chi phí cho các hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm,…

Nhược điểm

  •  Hiệu quả chống các yếu tố môi trường thấp: Nếu không được thông gió tốt vào mùa nóng, nhiệt độ nhà lưới sẽ cao hơn nhiệt độ bên ngoài từ 1-2 độ C, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của rau trồng.
  • Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng hệ thống phun mưa trong nhà lưới để giảm bớt nhiệt độ lúc nhiệt độ cao.
  •  Hiệu quả chống côn trùng thấp: mô hình nhà lưới hạn chế ở diện tích, vì nếu bạn không tính toán một cách chính xác diện tích nhà lưới và diện tích cây trồng thì sẽ rất dễ phát sinh nấm bệnh.
  •  Thời gian sử dụng ngắn hơn nhà màng.

2. Nhà màng

Nên lựa chọn nhà lưới hay nhà màng?

Ưu điểm

  • Rau trồng không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết, thậm chí vào mùa hè, rau không bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng bức hay không bị dập nát khi vào những trận mưa lớn.
  • Chủ nhà vườn có thể chủ động trong việc chăm sóc và nuôi trồng.
  • Nhà màng giúp che chắn một cách tốt nhất những loài sâu bọ, côn trùng gây hại, mối, mọt, …gây phá hoại mùa màng.
  • Không cần sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, do đó đem lại chất lượng tốt nhất cho rau trồng, cung cấp nguồn rau sạch sẽ, an toàn và chất lượng.
  • Nhà màng với thiết kế kiểu vòm giúp cung cấp đủ ánh sáng cho vườn rau.

Nhược điểm

  • Diện tích xây dựng khá nhỏ, khoảng từ 500 – 1000m2 nên phải trồng luân canh, khó có thể trồng nhiều loại rau cùng một lúc.
  •  Chi phí tốn kém, kể cả với những chi tiết nhỏ như: khung sắt, tấm kính, hệ thống tưới tiêu,… Do đó, khi thi công lắp đặt cần tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn vật liệu để tiết kiệm chi phí.
  • Tình trạng chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài cao, có thể lên tới 4-5 °C sẽ gây héo, chết cây trồng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý.

Với mỗi mô hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên, nhà lưới trồng rau vẫn là mô hình đang được khuyến khích sử dụng ở Việt Nam để nâng cao chất lượng nông nghiệp.


-> Xem thêm 6 Lưu ý khi trồng rau màu trong nhà lưới


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com