-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trị bệnh đốm nâu trên thanh long mùa mưa
20/05/2022
Quy trình kỹ thuật tạm thời quản lý bệnh đốm nâu gây hại cây thanh long được áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ, Kiểm dịch thực vật và các tổ chức. Giúp bà con nông dân giảm thiểu thiệt hại của mùa mưa bão.
Nguyên nhân, triệu chứng và đặc điểm gây hại
Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh
Bệnh đốm nâu được ghi nhận đã, đang xuất hiện ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Ở Việt Nam, một số vườn thanh long tại các địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An đã xuất hiện loại bệnh này, tuy mới xuất hiện nhưng bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây hại trên diện rộng. Bệnh đốm nâu hại thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Nấm thuộc Bộ Botryosphaeriales; Họ Botryosphaeriaceae. Bào tử nấm gây bệnh nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh gây hại cả trên thân cành và quả thanh long.
Triệu chứng bệnh
- Trên thân cành: khi mới xuất hiện, triệu chứng ban đầu là các vết lõm màu trắng (nên một số nông dân còn gọi là bệnh đốm trắng,…), sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.
- Trên quả: tương tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám (rám) cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.
Đặc điểm gây hại
Bệnh phát sinh phát triển và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, nhất là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vườn thanh long bón nhiều phân đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm nâu cây thanh long lây lan chủ yếu qua các con đường:
- Qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của thanh long.
- Bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước chảy và qua một số sinh vật (một số loài ốc sên, côn trùng).
Cách phòng ngừa bệnh đốm nâu
Để phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Biện pháp canh tác
- Vệ sinh sạch cỏ dại, tiến hành tỉa cành cho vườn thông thoáng, sạch sẽ, không để vườn quá rậm rạp.
- Thường xuyên kiểm tra vườn, nhất là những vườn cận kề vườn bệnh và vườn um tùm, xanh tốt hoặc vào thời điểm ẩm độ không khí cao.
- Không tưới nước vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại. Không tưới phun trên tán cây.
- Loại bỏ những cành, quả bị bệnh, thu gom chôn lấp, rắc vôi bột tiêu hủy (không được bỏ cành bệnh, quả bệnh xuống nguồn nước hay vứt tại vườn).
- Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm và sử dụng nhiều lần chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh, Tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục cũng như việc bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silíc để tăng sức đề kháng cho cây.
Sử dụng giống sạch bệnh
- Tuyệt đối không được lấy giống, giâm chiết cành từ những khu vực bị bệnh hoặc không có nguồn gốc rõ ràng.
- Không vận chuyển cành, quả bị bệnh từ khu vực có bệnh sang khu vực khác.
Biện pháp hóa học
- Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1 - 2 tấn/ha.
- Khi phát hiện bệnh đốm nâu mới chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh. Hiện nay trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đốm nâu hại thanh long nên tạm thời sử dụng các loại thuốc gốc đồng (Cuprous Oxide, Copper Hydroxide, Copper Sulfate) hoặc gốc Mancozeb để phun phòng trừ bệnh; sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.
Quy trình trị bệnh đốm nâu:
Sử dụng chế phẩm BIO- ADB và phụ gia, lượng 200 gr chế phẩm + 1 lít phụ gia cho 1 tấn cành. Vôi bột 10 kg/1 tấn cành bệnh. Sử dụng máy cắt cỏ hoặc kéo cắt cành. Tiến hành 4 bước.
Bước 1: Cắt tỉa toàn bộ cành bệnh, cành già. Cắt khoảng 20 - 30% tổng số cành trên cây, có thể cắt thành nhiều đợt.
Bước 2: Cho 1 tấn cành tạo thành đống ủ có diện tích rộng 1 m, dài 2 m và cao 1,2 m. Đống ủ có thể tạo ở bất cứ vị trí nào thuận tiện nhất giữa vườn thanh long.
Rắc một lớp vôi bột lên bề mặt đất để hạn chế phát tán bào tử trong những ngày đầu. Thu gom cành bệnh, dùng máy cắt cỏ cắt cành dài khoảng 10 - 20 cm. Xếp thành lớp, mỗi lớp dày khoảng 30 cm.
Bước 3: Phối trộn nguyên liệu và xử lý chế phẩm. Hòa chế phẩm và phụ gia vào 32 lít nước. Rắc một lớp mỏng vôi bột lên mỗi lớp cành sau khi đã cắt ngắn.
Sử dụng 8 lít dung dịch BIO-ADB đã pha phun vào mỗi lớp cành bệnh. Tiến hành tuần tự như vậy với khoảng 4 lớp, sau đó dùng bạt hoặc nilon che phủ lên bề mặt đống ủ.
Bước 4: Kiểm tra đống ủ và sử dụng làm phân bón. Sau ủ 35 - 45 ngày, khi nhiệt độ của đống ủ hạ xuống ở nhiệt độ bình thường, cành bệnh đã phân giải thành phân, đống ủ khô, không còn mùi hôi thì kết thúc ủ.
Lúc này có thể sử dụng cho cây trồng theo chế độ bón phân hữu cơ.
Quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh đốm nâu:
Sử dụng chế phẩm BIO-ADB và phụ gia, lượng 200g chế phẩm + 1 lít phụ gia cho 1 tấn cành.
Bước 1: Cắt tỉa cành bệnh, cành già. Cắt khoảng 20 - 30% tổng số cành trên cây, có thể cắt thành nhiều đợt.
Bước 2: Cách tạo đống ủ: Cho 1 tấn cành tạo thành đống ủ có diện tích rộng 1m, dài 2m và cao 1,2m. Đống ủ có thể tạo ở bất cứ vị trí nào thuận tiện nhất giữa vườn thanh long. Rắc một lớp vôi bột lên bề mặt đất để hạn chế phát tán bào tử trong những ngày đầu. Thu gom cành bệnh, dùng máy cắt cỏ cắt cành dài khoảng 10 - 20cm. Xếp thành lớp, mỗi lớp dày khoảng 30cm.
Bước 3: Phối trộn nguyên liệu và xử lý chế phẩm. Hòa chế phẩm và phụ gia vào 32 lít nước. Rắc một lớp mỏng vôi bột lên mỗi lớp cành sau khi đã cắt ngắn. Sử dụng 8 lít dung dịch BIO-ADB đã pha phun vào mỗi lớp cành bệnh. Tiến hành tuần tự như vậy với khoảng 4 lớp, sau đó dùng bạt hoặc nilon che phủ lên bề mặt đống ủ.
Bước 4: Kiểm tra đống ủ và sử dụng làm phân bón. Sau ủ 35 - 45 ngày, khi nhiệt độ của đống ủ hạ xuống ở nhiệt độ bình thường, cành bệnh đã phân giải thành phân, đống ủ khô, không còn mùi hôi thì kết thúc ủ. Lúc này có thể sử dụng cho cây trồng theo chế độ bón phân hữu cơ.
-> Xem thêm Tiêu chuẩn để đánh giá nhà cung cấp tốt
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023
- CÁCH CHỌN LƯỚI CHE NẮNG CHO LAN 18/08/2023
- 05 LÝ DO BẠN NÊN SỬ DỤNG LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG 15/08/2023
- Màng phủ nông nghiệp có công dụng gì? 15/08/2023
- Lưới Trần Gia là đại lý uy tín của mỗi vùng miền 11/08/2023