-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sự "suy tàn" của đại dương
13/05/2020
Đại dương đang thật sự bị khủng hoảng - từ tác động của biến đổi khí hậu và áp lực khai thác quá mức do con người. Sự biến đổi khí hậu của Trái Đất đã làm nước biển nóng lên kèm theo nồng độ acid trong nước biển cũng tăng cao. Khi nhiệt độ môi trường của đại dương tăng lên, lượng oxy cho các loài thủy hải sản cũng giảm dần, sóng nhiệt cùng tính acid trong nước tăng khiến loài cá phải di cư để không bị ảnh hưởng. Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển. Mỗi năm 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa. Theo báo cáo chính thức của Liên Hợp Quốc, trong tương lai nhiều loài cá đại dương có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi biến đổi khí hậu. Và ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới sau biến đổi khí hậu.
Ô nhiễm đại dương, biến đổi khí hậu là gì?
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề ô nhiễm đại dương và thường xuyên cập nhật tin tức sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh đại dương chúng ta với đầy các loại rác thải, màu xanh hóa màu đen, bụng sinh vật toàn là rác,... Đây chính là những biểu hiện của việc đại dương bị ô nhiễm. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bề nổi. Trên thực tế, đại dương bị rất nhiều “chất lạ - độc hại” xâm nhập. Các chất này có thể bị lơ lửng, đọng lại trong nước, thậm chí là bị hòa tan, tất cả đều rất nguy hiểm.
Còn biến đổi khí hậu thì sao!? Là những biến đổi xấu ở các môi trường sinh học hoặc vật lý tự nhiên mang đến những ảnh hưởng có hại với những sinh vật trên trái đất. Tất cả những biểu hiện của thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn đều do những biến đổi xấu của khí hậu. Do đó tình trạng khí hậu cũng phát triển theo chiều hướng cực đoan hơn đồng thời mang đến những biểu hiện xấu mà toàn thế giới đang phải đối mặt như lũ lụt, thiên tai, sóng thần hay nắng nóng và khô hạn….
Đại dương "chết dần" do ô nhiễm toàn cầu
Đến nay, ô nhiễm đại dương dường như vẫn là một hiện tượng xa lạ với rất nhiều người. Có vẻ như đại dương “ở” quá xa với mọi người nên họ chưa nhìn thấy sự cấp bách. Nhưng bạn có biết, một khi “sức khỏe” đại dương bị đe dọa, thì cũng là lúc sức khỏe của con người gặp nguy hiểm. Tức là, tính mạng của chúng ta không bị lấy đi ngay lập tức mà là “cái chết” từ từ và đau đớn như cách mà đại dương đang "chết dần".
Trước tiên là thiệt hại các tài nguyên ở đại dương. Điển hình như Việt Nam ta, lợi ích thu được từ biển, đại dương là điều không thể phủ nhận. Một khi ô nhiễm, thực vật hay động vật đều bị tổn thất.
Tiếp đó, các chất độc hại mà con người sợ hãi, lại trôi nổi ở đại dương. Sinh vật ở đó không chết vì các chất này thì cũng ăn những chất này vì chúng tràn ngập khắp nơi. Như một vòng tuần hoàn, con người lại tiêu thụ các loại sinh vật này. Từ đây, các căn bệnh nguy hiểm xuất hiện. Điều này không còn xa vời, khi thực tế loài người đang phải đối mặt với rất nhiều dịch bệnh. Chưa hết ô nhiễm đại dương còn gây tổn hại cho nền kinh tế vì phải tốn kém chi phí ngăn ngừa và xử lý.
Ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa - Thảm họa khôn lường
Nhựa đã trở thành một trong những vật liệu phổ biến nhất thế giới, nhờ tính hữu dụng cũng như chi phí sản xuất thấp của nó. Hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều tiếp xúc với loại vật liệu này. Số lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần trong vòng 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi một lần nữa trong 20 năm tới.
Các loài động, thực vật biển từ lâu đã "kêu cứu" khi có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hô, đe dọa môi trường sống của các loài động, thực vật biển. Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.
Ngày nay, hơn một phần tư nhựa được dùng để đóng gói sản phẩm. Đây cũng là mục đích sử dụng chính của loại vật liệu này. Tuy nhiên chỉ có 14% lượng bao bì nhựa nói trên được thu gom để tái chế.
"Sau vòng sử dụng ngắn ngủi đầu tiên, 95% giá trị bao bì nhựa, tương ứng từ 80 đến 120 tỷ USD mỗi năm, bị thất thoát", báo cáo từ Diễn đàn kinh tế Thế giới cho hay. Báo cáo trên được thực hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 180 chuyên gia và sự phân tích hơn 200 báo cáo khác.
Họ thấy rằng Trung Quốc và Indonesia là những nguồn cung cấp chai nhựa, túi xách và rác thải hàng đầu khác làm tắc nghẽn làn đường biển toàn cầu. Cùng với nhau, cả hai quốc gia chiếm hơn 1/3 lượng chất nhám nhựa trong vùng biển toàn cầu, theo một báo cáo trên tờ The Wall Street Journal. Trong năm 2017, 8,8 triệu tấn chất thải nhựa không được quản lý trong đại dương được bắt nguồn từ Trung Quốc trong khi 3,2 triệu tấn đến từ Indonesia. Mỹ cũng góp phần làm ô nhiễm đại dương bằng nhựa, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Hàng năm, 0,3 triệu tấn rác nhựa từ nước đến từ Mỹ.
Nhựa sẽ thay cá phủ kín đại dương vào năm 2050
Năm 2050, đại dương sẽ tràn ngập chai lọ nhựa thay vì cá. Hiểm họa đại dương vì rác thải nhựa là không thể tránh khỏi. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới bị phân hủy.
Dự báo đến năm 2050, số lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu sẽ tăng gấp ba, lên tới 1.124 triệu tấn. Kèm theo đó, nền kinh tế "nhựa" sẽ đẩy "Ngân sách carbon" toàn cầu lên 15%, so với con số 1% hiện nay. "Ngân sách carbon" là ngưỡng thải carbon dioxide (CO2) ra bầu khí quyển để giữ nhiệt độ trái đất tăng ở mức chấp nhận được, không quá 2 độ C.
Theo ý kiến của các chuyên gia, giải pháp duy nhất để tránh thảm họa nói trên là cải thiện nền kinh tế và áp dụng các sáng kiến về tái chế. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân trên thế giới thu thập và tái chế rác thải nhựa, sử dụng bao bì tái chế, khuyến khích các nước cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng thu gom chất thải để tránh khả năng rác nhựa bị rò rỉ vào thiên nhiên.
Đại dương biến động
Sự ấm lên của Trái Đất
Trong thế kỷ này, chỉ riêng sự nóng lên của nước biến đã gây ảnh hưởng đến lượng cá được đánh bắt và khai thác. Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ, việc đánh bắt cá tăng lên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng giống loài vô cùng lớn.
Tại báo cáo thống kê, ở những năm 1982 đến 2016 nhiệt độ bề mặt của nước biển đã tăng lên gấp đôi, việc này vẫn tiếp tục kéo dài và tác động lớn đến hệ sinh thái dưới biển. Ngoài giảm mạnh lượng oxy, nước ấm lên cũng khiến tảo nở hoa gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khiến tôm cá chết, gây trắng hóa san hô, mất đi hệ sinh thái san hô vốn vô cùng phong phú và quan trọng của đại dương.
Tính acid trên biển tăng cao
Từ năm 1980 , 20-30% lượng acid trong đại dương là do con người tạo ra. Liên Hợp Quốc cho biết điều này ảnh hưởng tính hóa học của đại dương và làm tính acid tăng.
Khi tính acid trong đại dương tăng lên, một số động vật có vỏ sẽ bị ăn mòn mất. Điều này đã đe dọa lớn đến một số loài như tôm, cua , hàu……. Trước sự ăn mòn đó, các loài có vỏ cần được cung cấp một lượng ion đủ để tái tạo lại lớp vỏ. Nếu không thể đưa ra giải pháp kịp thời, đại dương sẽ mang tính acid hoàn toàn vào năm 2080.
Suy giảm lượng oxy
Từ 1970 đến 2010, đại dương bị mất đi 0,5 - 3,3% oxy mỗi năm. Theo nghiên cứu trên đại dương đã tồn tại 400 vùng mà các loại sinh vật biển không thể sống và tồn tại. Theo nghiên cứu cho thấy, vùng chết ở vịnh Mexico ngoài chịu biến đổi khí hậu nghiêm trọng và thường xảy ra lũ lụt kèm mưa lớn ở gần đây.
Tương lai của các loài cá đại dương
Những biến đổi đang là lời cảnh tỉnh cho toàn thế giới nếu không muốn loài thủy hải sản tuyệt chủng. Liên Hợp Quốc dự đoán rằng năm 2100, đại dương sẽ mất đi nhiệt lượng bằng 2 đến 4 lần so với năm 1970.
Theo đó, từ năm 2087 đến 2100, sóng nhiệt toàn cầu có thể tăng 50% do lượng khí thải không ngừng tăng cao. Lượng oxy trung bình trong đại dương sẽ giảm từ 3 đến 4 %, chất dinh dưỡng có sẵn trong đại dương cũng suy giảm từ 9 đến 12% vào năm 2100. Tính acid ăn mòn có thể sẽ ăn mòn các loài động vật có vỏ mạnh mẽ hơn và điều đó diễn ra quanh năm.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đại dương
Với cuộc khủng hoảng khí hậu, không có gì đảm bảo hệ sinh thái sẽ phục hồi, nên chúng ta cần phải rất thận trọng và nên khai thác có trách nhiệm hơn.
Các loài cá bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhanh hơn so với nhiều loài trên cạn, chúng nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Đã có nhiều khu dự trữ thủy sản của thế giới bị khai thác quá mức hoặc đang suy giảm, nhiều loài thủy sản được người yêu thích như cá tuyết, cá hồi cũng bị thách thức trong cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ngoài tác động do nước biển ấm lên thì nhu cầu tiêu thụ của con người ngày càng tăng cao cũng dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Sự biến mất của các loài thủy hải sản không chỉ tác động đến hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người khi chúng ta mất nguồn thủy sản để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng. Do đó ngành khai thác phải có trách nhiệm khi tác động đến đại dương, vì khi các loài cá biến mất - thì con người cũng rơi vào khủng hoảng thực phẩm.
Xử lý nước thải đúng cách: với tốc độ phát triển nhanh của ngành công nghiệp, nó phải đảm bảo được việc xử lý và loại bỏ các thành phần độc hại. Từ cá nhân cho đến tập thể cần có quy trình làm sạch nước kỹ thuật tiên tiến hơn. Chẳng hạn như xử lý tốt bể tự hoại trong gia đình hay cần có nhà máy xử lý nước thải chất lượng để hạn chế gây ô nhiễm đại dương.
Thực hành nông nghiệp xanh: Nông dân có thể xây dựng và đưa vào thực hành các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng để hạn chế ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa do đó làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm từ phốt phát và nitrat. Đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.
Tăng cường chính sách và luật pháp: nếu có thể, nên thiết lập luật chống ô nhiễm để biện pháp được hiệu quả hơn
Có thể bạn chưa biết, Việt Nam đang là nước gây ô nhiễm biển và đại dương thứ 4 trên thế giới, hàng năm có đến 1,8 triệu tấn rác thải. Có thể thấy, tình trạng này đã rất cấp bách và sức khỏe con người thực sự đáng lo ngại. Đừng chỉ để thế giới biết đến Việt Nam qua những “bảng xếp hạng” không tốt như vậy. Hy vọng Trần Gia đã chia sẻ về những "vấn nạn" mà đại dương đang gặp phải thật hiệu quả, có thể phần nào giúp tất mọi người nhận thức được tình trạng đáng báo động của trái đất và có hành động văn minh hơn với môi trường biển, vì một đất nước xanh sạch, không rác thải.
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Làm giàu từ nông nghiệp khép kín: Con đường bền vững và thành công cho nông dân Việt Nam 07/11/2024
- Lưới cước xanh trong nuôi hải sản 21/10/2024
- Khởi nghiệp từ nông nghiệp 10/10/2024
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023