-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nguyên nhân và cách chữa bệnh đường ruột ở tôm
14/10/2020
Đường ruột là bộ phận rất quan trọng của tôm thẻ chân trắng, nó dễ mẫn cảm với nhiều loại bệnh. Môi trường ao nuôi thâm canh bị ô nhiễm đã tạo điều kiện để vi khuẩn Vibrio, ký sinh trùng Gregarine và các loại nấm mốc phát triển, gây ra bệnh đường ruột ở tôm.
Nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở tôm
– Nhiễm vi khuẩn Vibrio: Môi trường nước ao ô nhiễm khiến mật độ vi khuẩn Vibrio tăng lên, xâm nhập vào ruột tôm gây viêm, phá hủy thành ruột. Nếu quan sát dưới ánh sáng mặt trời sẽ thấy có những đoạn đứt khúc
– Nhiễm ký sinh trùng Gregarine: Gregarine ký sinh trong ốc, hến và xâm nhập vào ruột tôm khi tôm ăn những loài này. Khi mật độ Gregarine tăng lên, chúng sẽ làm tắc nghẽn ruột tôm, khiến tôm chậm lớn, gây ra những tổn thương trên ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập.
– Nấm mốc, tảo độc: Thức ăn bị ẩm mốc hoặc enzyme của các loài tảo độc tiết ra sẽ khiến sự tiêu hóa của tôm bị đình trệ, ruột đứt khúc.
Bệnh đường ruột ở tôm gây thiệt hai cho người nuôi
Các triệu chứng khi tôm bị bệnh đường ruột
– Bệnh đường ruột ở tôm khiến tôm giảm ăn rõ rệt, chậm lớn, ruột đứt thành từng khúc hoặc ruột rỗng.
– Đường ruột loãng khiến chúng không hấp thụ được thức ăn, tôm bị hoại tử.
– Phân tôm bị đứt khúc, đường phân bị cong, có màu sắc nhợt nhạt
– Tôm chán ăn, ăn ít, sức khỏe yếu
– Tôm dạt vào tấp mé bờ, phần đường ruột bị đứt quãng, loãng
– Khi có tiếng động lớn hoặc ánh sáng mạnh, tôm sợ hãi.
– Trong trường hợp tôm mới mắc bệnh đường ruột, phần cuối đuôi tôm xuất hiện đốm trắng, đường ruột có hiện tượng xuất huyết.
– Sau khi tôm mắc bệnh đường ruột, nếu cho ăn nhiều, chúng sẽ chết càng nhanh và hiện tượng chết sẽ xảy ra sau 2 – 3 ngày.
Cách chữa trị
Tôm là loài có hệ thống đường ruột rất mẫn cảm, dễ mắc các bệnh như phân trắng, phân đứt khúc…khiến năng suất tôm thương phẩm sụt giảm nghiêm trọng. Để không gây nên những thiệt hại kinh tế đáng tiếc, bà con cần biết được thuốc trị bệnh đường ruột cho tôm.
– Dùng thuốc sát trùng để hạ bớt mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi. Loại thuốc được dùng nhiều là formaldehyde, glutaraldehyde, Alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride,…Tuy nhiên, những loại thuốc này làm giảm nồng độ oxy trong nước, do đó, sau khi dùng cần bật quạt nước, sục khí vào ao.
– Dùng probiotic tạt trực tiếp xuống ao. Các vi khuẩn dị dưỡng sau khi xâm nhập vào nước ao sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với tảo, ức chế sự phát triển của những loài vi khuẩn gây bệnh và tảo độc. Hơn nữa, nhiều enzyme được sản sinh từ các vi sinh vật này sẽ giúp phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa,…
– Nếu trong ao có quá nhiều tảo, sử dụng đồng sunfat để cắt tảo. Nếu liều lượng cao, đồng sunfat có khả năng tiêu diệt được ốc hến có trong ao. Tuy nhiên, bà con cần kiểm tra độ kiềm trong nước ao trước khi dùng đồng sunfat để có những điều chỉnh hợp lý về liều lượng.
– Sử dụng các chế phẩm sinh học chứa enzyme tiêu hóa, vi khuẩn lactic, các axit hữu cơ để ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, từ đó hỗ trợ hiệu quả hệ đường ruột của tôm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tôm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
– Sử dụng kháng sinh đường ruột cho tôm khi tôm nhiễm bệnh nặng, ruột đứt khúc, phân trắng theo đúng liều lượng và thời gian điều trị cho tôm, dừng sử dụng trước khi thu hoạch.
Thuốc trị bệnh đường ruột cho tôm an toàn, hiệu quả
– Nếu sớm phát hiện tôm bị bệnh đường ruột, lúc này tôm chưa đứt khúc ruột, cũng chưa rớt đáy, bà con sử dụng vôi tôi trộn lẫn với 1 kg thức ăn với lượng 25g/25ml vôi tôi, duy trì trong 5 – 7 ngày liên tục.
– Ngoài ra, kết hợp xay 10 – 15g tỏi, ngâm 1 giờ để lấy nước rồi trộn chung với 1 kg thức ăn và cũng duy trì trong 5 – 7 ngày.
Cách cho ăn là xen kẽ, sáng trộn với vôi, trưa trộn tỏi và chiều lại trộn vôi.
– Nếu bà con phát hiện bệnh đường ruột ở tôm muộn, khi tôm nhiễm bệnh nặng thì cần phải dùng thuốc trị bệnh đường ruột cho tôm. Chú ý loại thuốc đó có trong danh sách thuốc bị cấm hay không.
Một số thuốc trị bệnh đường ruột cho tôm hiện nay như:
+ Cách 1: Sử dụng thuốc kháng sinh Cotrim và Metionin trộn lẫn với nhau theo lượng 3 viên Cotrim với 2 viên Metioninn cho 1 kg thức ăn, cho tôm ăn 2 lần một ngày và duy trì trong 3 ngày. Sang ngày thứ 4 trở đi giảm còn 2 viên Cotrim và 2 viên Metionin cho 1 kg thức ăn và tăng dần lượng thức ăn khi tôm đã hồi phục.
+ Cách 2: Sử dụng Bio Sultrim 48% liều 10 ml cho 1kg thức ăn, cho tôm ăn trong một tuần hoặc thay thế bằng Bio oxytetra 50% liều 1 g cho 1kg thức ăn, duy trì liên tục trong 5 – 7 ngày.
+ Cách 3: Sử dụng kháng sinh Prawnox, Daitrim, Gregacin theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Tuy nhiên, việc điều trị bằng tỏi và vôi an toàn hơn rất nhiều bằng thuốc kháng sinh, do đó, hàng ngày bà con cần chú ý tình trạng của tôm khi cho ăn trong sàng để sớm phát hiện tôm nhiễm bệnh.
Hy vọng với những chia sẻ về cách chữa trị bệnh đường ruột cho tôm kể trên, bà con đã có những gợi ý tốt nhất về cách phòng trị bệnh đường ruột ở tôm.
-> Xem thêm Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Làm giàu từ nông nghiệp khép kín: Con đường bền vững và thành công cho nông dân Việt Nam 07/11/2024
- Lưới cước xanh trong nuôi hải sản 21/10/2024
- Khởi nghiệp từ nông nghiệp 10/10/2024
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023