Lót bạt đáy ao tránh tình trạng nổi bạt

12/10/2020
Lót bạt đáy ao tránh tình trạng nổi bạt

Lót bạt đáy ao nuôi tôm đang là giải pháp mới trong ngành nuôi tôm, giúp kiểm soát chất lượng nước và chất thải. Tuy nhiên, hiện tượng bọt lót bị nổi lên xảy ra ở khá nhiều ao. Vậy cách lót bạt đáy ao như thế nào để không bị nổi lên, cùng tìm hiểu với Bác sỹ tôm qua bài viết sau

Nguyên nhật bạt đáy ao bị nổi lên

– Bạt ở đáy ao bị nổi lên là do khí tích tụ phía dưới lòng đất và không thể thoát ra được theo các rãnh thoát khi lắp đặt lớp bạt (dưới lớp bạt có lắp các dây thoát hơi).

– Khi lót bạt, người thực hiện không tuân thủ kỹ thuật trong khi làm, không đặt hoặc đặt sót đường dây thoát hơi giữa phần đất đáy ao với phần bạt.

Giải pháp khắc phục

– Biện pháp tạm thời là dùng các bao cát, đá hoặc vật nặng đè lên chỗ bạt bị nổi, tuy nhiên, trong quá trình nuôi, chỗ khác sẽ bị bùng lên.

– Còn nếu như bà con vẫn chưa thả nuôi tôm thì tiến hành xả hết nước, đục bạt làm lỗ nối ống thoát tạm lên khỏi bề mặt ao, sau đó vá lại khu vực bạt bị đục và ống thoát.

Lót bạt đáy ao nuôi tôm giúp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn

Lót bạt đáy ao nuôi tôm giúp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn

Cách lót bạt đáy ao không bị nổi bạt lên

– Chôn ống nhực 90mm vào 4 đến 6 vị trí trong ao, tùy theo diện tích của ao nuôi, các ống này có tác dụng cho khí dưới đáy ao được thoát ra ngoài.

– Trước khi tháo nước vào bên trong ao nuôi, cần thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng đáy ao. Nếu phát hiện có các vết thủng hoặc rách trên lớp bạt, cần phải dán kín lại ngay bởi nó chính là đường dẫn khí luồn xuống dưới lớp bạt gây phồng lên khi cấp nước.

– Đáy ao cần được đầm nền kỹ, làm phẳng và có độ nghiêng về phía trung tâm của rốn hoặc cửa thoát nước.

– Phơi khô kĩ nền đáy ao vì nếu chưa khô, đáy còn nước thì sau khi bạt lót vào sẽ có các bọng nước.

– Bạt thường có khổ 4m, do đó, bà con nên đào các rãnh cách nhau 3.6m để ghép 2 mảnh bạt lại với nhau, chiều rộng của rảnh là 30cm, sâu 20cm.

Nền đáy ao cần được làm phẳng

Nền đáy ao cần được làm phẳng

– Dùng máy may hai mép bạt lại với nhau, trong quá trình trải bạt, nhớ vuốt bạt áp sát nền đáy, tránh bị bọng khí giữa bạt và đáy – Dùng bao xi măng (bao cát…) cho đất, cát vào đầy bao, xếp thành hàng kín vào rãnh mà ta ghép hai bạt.

– Sau đó, sử dụng các bao cát xếp vào rãnh sao cho vừa bằng đáy ao để không cản trở quá trình quạt gom chất thải đáy ao.


-> Xem thêm Hướng dẫn nuôi lươn trong bể lót bạt ni lông


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com