Trồng cây táo trong chậu

12/06/2019
Trồng cây táo trong chậu

Cây táo là cây lâu năm tương đối dễ trồng, hơn nữa còn phù hợp với đất và khí hậu của nước ta, năng suất cao và ổn định, không có sâu bệnh nguy hiểm. Nếu đốn cây sớm sang năm sẽ cho quả sớm. Mà táo thì rất tốt cho tiêu hóa, đường ruột, thế nên người Việt thường dùng trái cây là táo sau mỗi bữa cơm. Việc trồng cây táo trong chậu, sẽ giúp cho chúng ta không phải ra chợ hay siêu thị để mua nữa, vừa có táo sẵn ở nhà, vừa tiết kiệm mà lại vừa không sợ thuốc trừ sâu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cây táo trong chậu cơ bản nhất, giúp bạn trồng táo ngay trên sân thượng của nhà mình.

Nguyên liệu cần thiết

- Hạt giống là thứ chúng ta cần có đầu tiên: Bạn có thể mua một vài quả táo để lấy hạt nhớ ăn hết phần cơm táo nhé.

- Tiếp theo là đất trồng: Cây táo có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau (từ đất sét trung bình đến đất cát) nhưng hãy chọn đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng để cây táo có thể phát triển tốt nhất.

- Sau đó là 1 ít giấy ăn: để làm gì thì cũng xem tiếp hướng dẫn phía dưới nhé!

- Chậu để trồng táo: có thể chậu nhựa trồng cây hoặc thùng xốp,…

- Túi nhựa

Các bước thực hiện

Tách hạt táo từ những quả táo một cách cẩn thận.

Sau đó, bạn đặt hạt giống táo vào hai khăn giấy gấp lại và tưới nước đủ để làm khăn giấy ướt như trong hình. Để hạt nằm gọn bên trong và làm ướt nó một lần nữa và để ở nơi có độ ẩm cao, thậm chí bạn có thể gói chúng trong bao nhựa và đặt trong tủ lạnh ngăn mát.

Chờ cho hạt nứt nanh, nảy mầm trong khoảng thời gian từ 1- 3 tháng. Thậm chí, chúng có thể mất nhiều thời gian hơn, thời gian này bạn cần kiên nhẫn chờ đợi.

Cách khoảng 10-14 ngày bạn nên kiểm tra các dấu hiệu của vỏ. Hãy chắc chắn rằng khăn giấy để gói những hạt giống này luôn trong trạng thái đủ ẩm ướt.

Sau khi hạt đã nảy mầm, đem gieo chúng xuống đất và để ở nơi có nhiều ánh sáng (Có thể dùng nhíp để gắp trong quá trình chuyển mầm ra chậu). Những hạt mầm táo này cần ít nhất 8-10 giờ ánh sáng mỗi ngày, vì vậy bạn có thể dùng ánh sáng nhân tạo nếu cần thiết.

Luôn giữ ẩm đất nhưng cần chú ý để đất thoát nước. Trong khoảng 30 ngày sau, những chiếc lá nhỏ đầu tiên sẽ xuất hiện.

Những cây giống đã được khoảng 8 tuần.

Hình ảnh những cây táo đã được 4 tháng tuổi.

Khi cây đã lớn có thể đem ra đất rộng trồng để cây có đầy đủ ánh sáng, diện tích,... phục vụ cho việc ra hoa kết trái.


Những lưu ý khi trồng táo trong chậu

  • Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu hoạch, nhưng cần tránh đốn vào mùa mưa.
  • Táo cho năng suất rất cao nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào lượng phân bón mà ta cung cấp cho nó. Phải bón lót thật đầy đủ, đào hố sâu và rộng để trữ nguồn dinh dưỡng. Rễ táo phát triển mạnh, nó có thể ăn xa gấp 5-6 lần đường kính của tán và ăn sâu tới tận 1,5m. Khi táo ra hoa kết trái cần tăng cường thêm phân cho cây.
  • Táo ra rất nhiều hoa và cũng rụng rất nhiều. Những hoa không kịp thụ phấn sẽ bị rụng. Chờ tới khi hoa táo ra rộ, ta khoanh bỏ hẳn một lớp vỏ rộng khoảng 2cm, vị trí khoanh ở phần thân chính cách gốc độ 1-1,2m, nơi các cành bên bắt đầu ra ít hoa hoặc không có hoa.
  • Sau khi khoanh ta phải buộc chống ngay. Làm vậy, số quả đậu sẽ tăng lên nhiều và quả có thể nặng gấp rưỡi.


Một số bệnh hay gặp khi trồng cây táo

  • Rệp sáp phấn Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, dùng tia nước mạnh xịt rửa ổ bệnh nếu nhiều thì phun thuốc trừ sâu tự chế từ gừng tỏi ớt.
  • Sâu cuốn lá, sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun thuốc.
  • Dòi đục quả: Dòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.
  • Bệnh phấn trắng: Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phát tán cây thông thoáng cho cây quang hợp ánh nắng, lưu ý tạo độ ẩm cho cây nhưng phải thoát nước tốt, không để đọng nước là môi trường tốt cho nấm phát triển hại cây.
  • Bệnh ghẻ trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng cách sau thu hoạch cần đốn tỉa triệt để và thu gom hết tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan. Không để tán quá dày làm cây thiếu ánh sáng; cắt tỉa, tạo hình để cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao.


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com