Một số vấn đề thường gặp trong việc trồng nấm rơm

06/01/2019
Một số vấn đề thường gặp trong việc trồng nấm rơm

Việc sử dụng nhà lưới ngày nay đã trở thành một phương pháp hữu hiệu trong nông nghiệp trồng trọt, đặc biệt là đối với một số giống cây khó trị như nấm rơm. Nhưng để giải quyết một số thắc mắc của người trồng nấm rơm, trong bài viết này, Trần Gia sẽ đưa ra một số vấn đề thường gặp trong việc trồng nấm rơm và giải đáp cho bạn chi tiết hơn nhé!


Trồng nấm rơm có cần sử dụng lưới che nắng không?

Nấm rơm là loại thực phẩm rất dễ trồng và phát triển nhanh, lại chứa nhiều axit amin tốt cho sức khoẻ và có lợi cho hệ tiêu hoá. Mặc dù dễ trồng, nhưng hầu hết các loại nấm, bao gồm cả nấm rơm, đều cần có độ che mát nhất định để phát triển men nấm.

Tuy nấm rơm có thể được trồng cả ở ngoài trời và trong nhà lưới kín, nhưng nếu trồng ngoài trời thì thời vụ thích hợp chỉ từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch do nấm phải chịu phụ thuộc vào điều kiện mưa nắng, khí hậu thay đổi. Vì thế, việc sử dụng lưới che nắng cũng như thi công nhà lưới che nắng cho nhà nấm là rất cần thiết và quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng thu hoạch của nấm.


Sử dụng lưới che nắng thế nào là phù hợp để nấm rơm phát triển tốt?

Do không có diệp lục nên nấm rơm không cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ như thực vật màu xanh. Vì vậy thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng. Ngược lại, cường độ ánh sáng có thể gây trì trệ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm. Vậy nên lưới che nắng cho nhà trồng nấm phải là loại lưới che nắng loại dày nhất và sử dụng màu tối như màu đen, màu xanh đen. Lưới che nắng phải có độ bền cao để đảm bảo duy trì được môi trường ẩm bên trong nhà nấm.

Ngoài ra chúng còn phải là loại lưới đáp ứng đúng tỷ lệ che nắng để phù hợp với loại nấm. Loại lưới che nắng có độ che phủ từ 80% trở lên sẽ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với việc trồng nấm rơm. Hiện nay trên thị trường có 3 loại lưới che nắng phổ biến là lưới Thái Lan, lưới Việt Nam và lưới Đài Loan. Nhà trồng nấm dùng lưới che nắng Việt Nam là phù hợp, bởi đây là loại lưới có độ dày lớn hơn các loại lưới Thái Lan và lưới Đài Loan, mà giá thành lại rẻ hơn nhiều.

Khi thi công nhà lưới che nắng để trồng nấm, tuy cần đảm bảo kín ánh sáng nhưng cũng cần độ thoáng gió trên mái bằng gió tự nhiên hoặc quạt hút. Vì thế có thể mở cửa sổ rồi lấy lưới che nắng màu đen che ô cửa sổ đó lại. Có nhiều cách để đảm bảo thoáng gió cho nhà nấm, nhưng cần chú ý không để gió lùa trực tiếp vào phôi nấm. Nếu như có chuồng trại xung quanh khu vực trồng nấm, nên chuẩn bị 2 lớp: lớp chống côn trùng và lớp lưới che nắng.


Các bước tham khảo để làm một nhà lưới che nắng trồng nấm

  • Dựng cột trụ bằng cột bê tông hoặc cột gỗ. Đối với các nhà nuôi trồng tư nhân có thể tận dụng lại cột gỗ từ nhà kho hoặc chuồng gia súc. Còn ở các trang trai có quy mô, cột trụ thường được dựng là khung kèo bằng cột Omega, thanh giằng bằng thép cường độ cao.
  • Phủ khung nhà lưới bằng một lớp màng phim Polyethylene ginegar có độ dày từ 150-200 micromet, có tuổi thọ từ 5-7 năm, hoặc các loại vải bạt khác để tiện điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp.  Ngoài lưới che nắng ra, còn phải phủ thêm lá cây, rơm rạ để đảm bảo đủ không gian phát triển của men.
  • Lắp đặt thêm hệ thống tươi tiêu, hệ thống thông gió phù hợp theo tiêu chuẩn kích thức của nhà lưới.


Mua lưới che nắng làm nhà lưới trồng nấm ở đâu?

Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp, lưới che nắngmàng phủ nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Lựa chọn lưới che nắng phù hợp có thể đảm bảo được môi trường lý tưởng để cây nấm sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sử dụng lưới che nắng thích hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tạo môi trường cho thực vật cũng như điều kiện làm việc tốt cho người lao động.


Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với Công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com