Trồng na sạch 4.0 tại Quảng Ninh

09/08/2019
Trồng na sạch 4.0 tại Quảng Ninh

Rau củ quả ngày nay với sự xâm nhập của các nguồn không rõ từ Trung Quốc, hay những nông trại kém chất lượng đã khiến cho người dân ngày càng lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh sức khoẻ. Chính vì vậy, rau sạch, trái cây sạch đang là những nông sản “hot" được người dân chào đón, các hộ nông sản trồng rau củ hay các công ty kinh doanh trang trại lớn đều đang ráo riết du nhập phương thức trồng rau mới, với tiêu chuẩn VietGap, sạch, an toàn và rẻ. Việc trồng na sạch 4.0 tại Quảng Ninh cũng đang được mọi người lưu tâm vì đây là mùa vụ na theo phương pháp mới đầu tiên của vùng.

Những quả na theo tiêu chuẩn sạch của VietGap

Đông Triều hiện có gần 900 ha trồng na, trong đó xã An Sinh chiếm khoảng 50% (484 ha). Để tạo ra các nông sản sạch, từ năm 2018 đến nay, xã tích cực chuyển đổi diện tích trồng na truyền thống sang áp dụng quy trình VietGap.

Theo ông Hoàng Xuân Nam, Phó Chủ tịch UBND xã An Sinh, khi có sự đầu tư, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, sản phẩm na của xã có năng suất cao hơn, mẫu mã đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và có giá bán cao hơn.

Áp dụng quy trình VietGap, từ phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình anh đều có nhật ký ghi chép đầy đủ, nên việc truy xuất nguồn sản phẩm rất thuận lợi.

Như việc dùng phân bón, trước đây cứ bỏ mỗi gốc na 1 bao phân, để tự hoài mục ngấm vào đất nhưng theo quy trình Vietgap, phải đánh luống xung quanh gốc na, sau đó mới bón phân theo tỷ lệ, lấp đất.

Qua 2 năm thực hiện, cây na phát triển rất tốt, chất lượng quả na ngon, sạch. Giờ đây, nông dân xã không phải mang hàng hóa đi bán như trước, mà thương lái đến tận vườn mua hàng. Nhờ vậy, nông dân tăng thêm thu nhập.

Quy trình này không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp truy xuất được nguồn gốc, mà còn giúp các hộ trồng na mở rộng thị trường tiêu thụ. Ông Nguyễn Minh Sơn ở xã An Sinh, Đông Triều có kinh nghiệm 17 năm trồng na đang làm chủ 1,2 ha thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap.

Những quả na đến kỳ thu hoạch được cắt thủ công, giữ nguyên phần cuống và lá. Theo ông Sơn, trong những năm na đạt sản lượng cao, diện tích vườn 1,2 ha của gia đình phải cần đến 5-6 nhân công để thu hoạch cho kịp.

Sau 2 năm triển khai trên 100 ha ở Đông Triều, lứa na năm 2019 bắt đầu được dán tem có mã QR truy xuất nguồn gốc.

Thương hiệu Na dai Đông Triều được đầu tư giúp người nông dân có thể tiếp cận các khách hàng khó tính hơn và đảm bảo quá trình xuất khẩu đi các nước thuận tiện hơn.

Theo tiêu chuẩn đóng gói, những quả na đạt chuẩn sẽ được bọc xốp, dán nhãn có mã QR truy xuất và xếp vào thùng theo quy cách 10kg trước khi dán nhãn.

Với những quả na này, chỉ cần dùng phần mềm quét mã QR của điện thoại, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy được nguồn gốc của sản phẩm.

Hiện nay, vào mùa mưa hay thậm chí cả năm mãng cầu đều bị dòi, giá mãng cầu thời điểm hiện tại cũng rất rẻ, do đó rủi ro trong sản xuất của người nông dân rất lớn.

Sản xuất phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là điều mấu chốt để tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước hỗ trợ thực hiện chương trình VietGAP cho bà con nông dân, với HTX là điều rất quý. Quý ở chỗ, nó định hướng cho bà con tổ chức sản xuất mang yếu tố chuyên nghiệp hơn, sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn và dễ tiêu thụ. Có tiêu thụ thuận lợi thì đời sống, thu nhập của bà con mới ổn định, phát triển.

Tuy nhiên, về phía người nông dân, khi được nhà nước chính quyền vận động để thực hiện mô hình này cũng gặp nhiều khó khăn, do người dân chưa quen với việc thay đổi tập quán cũ; bên cạnh đó, họ cũng lo ngại đầu ra của sản phẩm nên một số nông dân chưa mặn mà với việc tham gia mô hình.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na

Mãng cầu là cây ăn quả khá phổ biến ở tỉnh Tây ninh. Mãng cầu nhân giống bằng hạt, ghép mắt hay ghép cành đều được nhưng hiện nay trong sản xuất chủ yếu dùng phương pháp gieo hạt.

  1. Nhân giống:    

* Gieo hạt: Chọn những quả có phẩm chất tốt ở những cây có nhiều quả. Chọn quả ở phía ngoài tán, quả chính vụ (loại bỏ những quả mãng cầu bở hoặc mãng cầu lửa). Trước khi gieo có thể đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc lấy cát khô cho vào túi chà xát cho thủng vỏ để hạt nhanh nảy mầm, vì vỏ hạt rắn, có chất sáp ngăn cản không cho nước thấm qua nên rất khó nảy mầm. Hiện nay việc nghiên cứu để tạo giống mới về cây mãng cầu còn chưa được các nhà nghiên cứu chú trọng, nên hầu như giống mãng cầu hiện nay chỉ là giống địa phương. Nhân giống bằng hạt thông thường sẽ xảy ra tình trạng phân ly ở cây con, nên người ta đã thay thế bằng các phương pháp nhân giống vô tính như: Chiết cành, ghép cành.

  1. Kỹ thuật trồng:

Cây mãng cầu rất cần nước. Nhưng cũng rất sợ úng. Do đó khi chọn đất trồng phải chọn đất thoát nước thật tốt trong mùa mưa.   

Cách trồng: Đào hố rộng và sâu 50cm, bón lót 10 - 20kg phân chuồng và 0,5kg lân. Khi đào hố phải để lớp đất mặt riêng và lớp đất dưới riêng. Sau khi bỏ phân xuống hố trộn đều phân bón với lớp đất mặt cho vào hố trước khi trồng.       

Thời vụ trồng:    

Thông thường ở miền Nam trồng đầu mùa mưa ( tháng 4 - 5).

Khoảng cách trồng: 3 x 3m hoặc 3 x 4m. Có thể trồng xen vào chỗ trống trong vuờn đã có cây ăn quả lâu năm.

Trên 1ha có thể trồng từ 1.100 - 1.600 cây/ha (tùy theo đất tốt hay xấu).

  1. Bón phân:

Lượng phân bón:

Để trồng mãng cầu có năng suất cao, đạt trọng lượng quả tối đa, tuỳ theo tuổi cây mà bón, lượng phân cho cây hàng năm như sau:          

  • Tuổi cây từ 1 - 3 năm: 15 - 20kg phân chuồng + 0,7kg Urea + 0,4kg Super lân + 0,3kg KCl / gốc/năm
  • Tuổi cây 4 - 8 năm: 20 kg phân chuồng + 1,5kg urea + 0,7kg super lân + 0,3 kg KCl /gốc/năm.          
  • Trên 8 năm: 20 - 30kg phân chuồng + 1,7kg Urea + 0,8kg Super lân + 0,8kg KCl /gốc/năm.   

Nếu dùng phân hỗn hợp 16 - 16 - 8 thì năm đầu bón cho với lượng phân 0,5kg/cây/năm. Từ năm thứ 2 trở đi cứ mỗi năm tăng thêm 0,5kg/cây/năm, cho đến năm thứ 9 thứ 10 thì thôi không tăng nữa. Để cho trái ngọt, từ năm thứ 3 trở đi tăng thêm 0,5kg KCl/gốc/năm, tùy theo lượng trái nhiều hay ít để có thể tăng thêm hoặc giảm chút ít.

Thời kỳ bón:     

  • Đón hoa  
  • Nuôi cành nuôi quả          
  • Bón thúc kết hợp với vun gốc.      

Tùy theo điều kiện xử lý ra hoa mà ta điều chỉnh thời gian bón.          

  1. Xử lý ra hoa trái vụ:

Để có mãng cầu bán đúng vào dịp tết, có thể xử lý ra hoa theo phương pháp sau:       

Xử lý cơ học: Đến vào đầu tháng 9 dương lịch (khoảng 5 - 10 tháng 8 âm lịch) nên tiến hành tuốt lá kết hợp với tỉa bỏ những cành lá sâu bệnh và cành nhỏ vô hiệu.

Chú ý:

Trước khi lặt lá phải bón phân, tưới nước trước đó 1 - 2 tháng và lặt bỏ toàn bộ trái đã ra trong vụ thuận để cây nuôi cành, tạo quả về sau. Sau khi lặt lá xong phải tiến hành làm cỏ kết hợp xới xáo và bón phân, tưới nước (nhưng phải để hạn 7 - 10 ngày cho cây thuận lợi phân hóa mầm hoa tốt nhất). Đồng thời kết hợp với phun thuốc để phòng ngừa sâu bệnh và thuốc kích thích tạo điều kiện cây ra hoa (Nên bón phân có hàm lượng đạm thấp, lân và kali cao). Nếu bón phân đạm nhiều cây sẽ ra đọt non làm giảm khả năng phân hóa tạo mầm hoa.

Sau khi tuốt lá khoảng 15 ngày cây mãng cầu bắt đầu nhú mầm đồng thời giai đoạn này cũng phân hóa mầm hoa.

Tỉa trái: Để có trái to, đẹp, cần phải tỉa trái, không nên để trái quá nhiều trên một cành, tùy theo cành to nhỏ mà để số trái cho phù hợp.

  1. Phòng trừ sâu, bệnh:
  • Bệnh thán thư: Do nấm Colletorichum gloesporivides hại hoa, quả ở bất kỳ tuổi nào và cả đọt non.

Phòng trị: Phun thuốc: Kasuran BTN, Benlat C 50WP, Copperzin WP, Aliette 80 BTN.

  • Rệp sáp, rầy mềm, rệp dính: Cần phải phun thuốc ngay khi thấy xuất hiện. Những loại này bám dính vào cành lá. Nhất là quả, kể từ khi giai đoạn quả nhỏ đến giai đoạn chín.

Phòng trị: Bằng thuốc: Supracide 40EC/ND, Aplaud Mipc 25 BTN

  • Kiến: Thường xuất hiện kèm với rầy mềm và rệp sáp. Do đó phải phòng trừ.
  • Sâu đục thân và trái: Đục vào thân cây làm gãy cành, và sâu đục vào trái ở bất cứ giai đoạn nào từ trái nhỏ đến lớn (như đã nêu ở trên).

Phòng trị: Basudin 10H, Regent 0,3G…

  • Bệnh đốm trái: Để giữ cho màu sắc trái đẹp dễ tiêu thụ trên thị trường cần phải phòng trừ bệnh đốm trái, dùng thuốc: Bavistin - 50 FL (SC), Carbenvil 50 SC, Tilt Super 300ND/EC, Vicarben - S 75 BTN…

  1. Thu hoạch:

Thu làm nhiều đợt khi quả chín đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh và vỏ ngoài của múi tách xa nhau, rãnh giữa các múi đầy lên, màu trắng kem. Trên vỏ quả màu xanh lợt dần, thu hoạch vào buổi sáng. Thu hoạch khi trái đủ già, không nên để chín mới thu hoạch sẽ khó bảo quản khi vận chuyển đi xa.

Chú ý: Do vỏ trái mãng cầu thường mỏng, nếu để trái chín trên cây mới thu hoạch thi khó bảo quản và vận chuyển đi xa.

Một số lưu ý khi ở giai đoạn ra trái khi trồng na sạch theo tiêu chuẩn VietGap

  • Ở giai đoạn cho trái, khi trái vừa ra khoảng một tháng, nhà vườn sẽ tiến hành tỉa bớt trái cho cây, chỉ nên chừa lại từ 50 - 60 trái/ cây, loại bỏ những cây bị sâu, bệnh, méo mó. Khi thu hoạch, cây sẽ được những trái to, khoẻ, đủ tiêu chuẩn và có giá trị bán cao hơn.
  • Tỉa cành, tỉa đi những cành vượt, cành trong thân nhằm giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với những cành đang mang trái.
  • Ngoài bón phân hữu cơ, giai đoạn ra trái nên bón thêm một lượng phân NPK vừa đủ với liều lượng khoản 100gr/ gốc để bổ sung thêm kali, tỷ lệ 20:20:20, tần suất 20 - 25 ngày bón 1 lần.
  • Ngừng hẳn việc phun thuốc kể từ 20 ngày trước khi thu hoạch để có được những trái na an toàn vệ sinh thực phẩm.


-> Xem thêm Các bệnh trên cây trồng thường gặp và cách khắc phục


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670


Email: luoitrangia@gmail.com