-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Top cây lương thực chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao nhất thế giới
11/03/2020
Có bao giờ bạn thắc mắc đâu là nguồn lương thực nuôi cả thế giới, cây lương thực nào chiếm tỉ trọng cao nhất ở Việt Nam, và nếu như thiếu hụt nguồn lương thực dồi dào ấy chuyện gì sẽ xảy ra!? Cùng Trần Gia giải đáp những câu hỏi này nhé!
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong khẩu phần thức ăn hằng ngày. Ngô, lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm (2003).
1. Lúa nước
Lúa nước là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong năm loại lương thực chủ yếu trong ngũ cốc. Loài cây này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người. Là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới, điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất.
Lúa có hai loài chính (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi.
Lúa là loài cây trồng ngắn ngày nhưng cũng có thể coi là dài ngày, một năm có thể gieo từ 3-4 vụ mùa.
2. Ngô
Ngô là một loại ngũ cốc khác quan trọng trên thế giới, đứng thứ hai sau lúa gạo. Trong đó nước Mỹ sản xuất 40,62% tổng sản lượng ngô và 59,38% do các nước khác sản xuất. Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới tăng dần theo hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn.
Hạt ngô có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, như chuyển hóa thành chất dẻo hay vải sợi. Một lượng ngô nhất định được thủy phân hay xử lý bằng enzyme để sản xuất xi rô, cụ thể là xi rô chứa nhiều fructoza, gọi là xi rô ngô, một tác nhân làm ngọt và đôi khi được lên men để sau đó chưng cất trong sản xuất một vài dạng rượu ngô được sử dụng phổ biến ở châu Á.
3. Lúa mì
Lúa mì (tên khác: tiểu mạch) là một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các loài cây lương thực.
Lúa mì thích nghi với khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh ẩm, năng suất bình quân khoảng 20 tạ/ha trên diện tích 210 triệu ha và tổng sản lượng thế giới là 355 triệu tấn.
Hạt lúa mì được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì, mì sợi, bánh, kẹo... cũng như được lên men để sản xuất bia, rượu, hay nhiên liệu sử dụng trong sinh học.
4. Khoai tây
Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, loại cây lương thực không hạt, lấy củ rộng rãi nhất thế giới, và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Sản lượng khoai tây của toàn thế giới năm 2007 đã đạt mức kỷ lục 320 triệu tấn.
Khoai tây có nguồn gốc từ Peru, dễ canh tác và hàm lượng dinh dưỡng cao, là một nguồn thu nhập lớn cho hàng triệu nông dân. Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 và sau đó nó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ trên khắp thế giới.
Khoai tây được chế biến thành nhiều loại thức ăn đa dạng ẩm thực: món ăn kèm trong bữa ăn chính hằng ngày hay khoai tây chiên - món ăn được ngành công nghiệp chế biến hàng loạt phục vụ cho nhu cầu thức ăn liền của giới trẻ.
5. Sắn
Sắn là cây lương thực ăn củ hàng năm cùng với khoai tây. Thái Lan chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn khu vực châu Á, kế đến là Indonesia và Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên.
Năm 2008 toàn thế giới có 105 nước trồng sắn với tổng diện tích 18,69 triệu ha, năng suất 12,46 tấn/ ha, sản lượng 232,95 triệu tấn. Sắn được trồng nhiều nhất tại châu Phi 64%, kế đến là châu Á 21% và châu Mỹ La tinh 15%. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria 44,58 triệu tấn. Việt Nam đứng thứ bảy trên thế giới về sản lượng sắn 9,39 triệu tấn, năng suất bình quân 16,90 tấn/ha.
Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của nhiều nước châu Phi và làm thức ăn cho gia cầm, gia súc. Sắn cũng là nguyên liệu chính để chế biến cồn sinh học, rượu, tinh bột, tinh bột biến tính, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, bún miến, mì ăn liền, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm,... Đặc biệt, hướng chế biến cồn sinh học bằng nguyên liệu sắn lát hoặc bột sắn nghiền có lợi thế cạnh tranh rất cao vì 2,5 kg sắn lát khô (tương đương 6,0 kg sắn củ tươi), còn lại chế được một lít cồn sinh học để sử dụng làm xăng pha cồn E10.
6. Cao lương
Cao lương hay còn gọi miến mía, cao lương đỏ, bo bo; là một loài thực vật có hoa trong họ hòa thảo. Cao lương là cây hàng năm nhưng cây trồng là lâu năm. Loài cây này mọc thành nhóm cao đến 4 m. Hạt nhỏ và có đường kính từ 3-4 mm.
Cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, có khả năng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 100-115 ngày, năng suất 95-125 tấn/ha.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách cải tiến loại cây này bằng cách đưa đặc tính chịu lạnh vào cây lúa miến nhằm cho phép lúa miến trồng được ở nhiều nơi hơn và trồng được cả trong giai đoạn đầu xuân, thời điểm mà độ ẩm trở nên cao hơn.
Cao lương là cây lương thực ở châu Á, châu Phi và sử dụng khắp thế giới để nuôi gia cầm, gia súc. Hạt còn được dùng làm thức ăn gia súc, ethanol,...
7. Khoai lang
Khoai lang là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt. Năm 2008, toàn thế giới có 111 nước trồng khoai lang trên diện tích 8,17 triệu ha, trong đó 95% tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân 13,46 tấn/ha. Việt Nam có sản lượng khoai lang 1,32 triệu tấn, đứng thứ năm của toàn thế giới sau Trung Quốc 85,21 triệu tấn, Nigeria 3,31 triệu tấn, Uganda 2,70 triệu tấn và Indonesia 1,87 triệu tấn.
Nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Khoai lang dùng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu chế biến tinh bột, rượu, cồn, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học.
8. Kê
Kê là tên gọi chung để chỉ một vài loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ, thoạt nhìn tương tự cỏ lồng vực nhưng hạt to và mẩy hơn. Hạt kê làm lương thực như gạo cho người ăn hoặc chim chóc. Kê là nhóm các loài cây lương thực trông tương tự nhưng khác biệt, nguồn lương thực quan trọng tại châu Á và châu Phi và để nuôi gia cầm, gia súc.
9. Đại mạch
Đại mạch (tên khác: lúa mạch) là một loài thực vật thân thảo sống hàng năm. Lá hình mác thuôn dài, đầu nhọn, ráp có lưỡi bẹ ngắn, cụm hoa là bông mọc ở ngọn cây. Quả thóc hình trái xoan có rãnh dọc.
Sản lượng đại mạch toàn cầu năm 2006 đạt 138.704.379 tấn, con số này năm 2005 là 141.334.270 tấn và năm 1961 là 72.411.104 tấn.
Được trồng để sản xuất mạch nha và nuôi gia cầm, gia súc tại các khu vực quá lạnh hay đất quá nghèo dinh dưỡng. Đại mạch là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong chế biến bia được gọi là Malt Barley.
Ngoài ra, một số loại lương thực chiếm tỷ trọng nhỏ
Ở châu Phi, chuối bột cũng được dùng làm lương thực tương tự như việc sử dụng quả sa kê ở nước Nhật. Tại Ấn Độ, một số nước châu Phi và một số đảo ở Thái Bình Dương, những loại đậu đỗ ăn hạt như đậu trắng, đậu đen, đậu xanh,đậu đỏ, đậu trứng cuốc, đậu nho hay thân giàu tinh bột từ một số cây như cây báng… cũng được sử dụng làm lương thực tương tự như thực phẩm ở Việt Nam.
Hạt hoặc củ của cây lương thực là thành phần chính trong khẩu phần ăn của những người dân nghèo tại nhiều nước đang phát triển. Việc tiêu thụ này ở các nước phát triển tuy ít hơn nhưng vẫn tính là đáng kể.
Về rau hạt quan trọng nhất là đỗ tương (đậu nành) và lạc. Theo sản lượng thì chúng không thể so với các loại cốc, nhưng thành phần protein cao hơn gấp nhiều lần. Tổng sản lượng các loại đậu đỗ trên thế giới khoảng 47 triệu tấn/năm.
Vì sao ở Việt Nam lúa là lương thực chính?
Theo các tài liệu khảo cứu, khu vực đồng bằng sông Hồng được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, chính là nơi tụ cư đầu tiên của người Việt cổ. Tổ tiên người Việt cũng là những người đầu tiên thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng. Người Việt tận dụng ưu thế điều kiện tự nhiên của một xứ nóng ẩm, mưa nhiều, nhiều ao hồ, sông nước, nên đã chọn nghề trồng lúa nước để sinh sống. Cũng rất tự nhiên, người Việt lấy lúa gạo làm nguồn lương thực cơ bản, trồng rau củ và đánh bắt cá theo mô hình tự cung tự cấp. Do đó, bữa ăn của người Việt chủ yếu là: cơm (nấu từ lúa gạo) và các loại rau, thuỷ sản, động vật.
Việt Nam là cư dân có nguồn gốc bản địa lâu đời, vì vậy luôn đi tiên phong trong việc chinh phục thiên nhiên, mở mang vùng đất mới phát triển nghề trồng lúa. Theo thời gian, những vựa lúa lớn ở Việt nam ở khu vực đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc, khu vực đồng bằng ở Bắc trung bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Bộ đều có tỷ lệ đông đảo người Kinh định cư và sản xuất.
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh hiện đã có mặt tại khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cây lúa, hạt gạo Việt nam không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người, mà ở đó nền văn minh lúa nước sông Hồng tiếp tục tỏa sáng và là nền tảng xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam.
-> Xem thêm Không phải giá cả và địa lý, nhà cung cấp mới là giải pháp tốt nhất khi chọn mua lưới nông nghiệp
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Làm giàu từ nông nghiệp khép kín: Con đường bền vững và thành công cho nông dân Việt Nam 07/11/2024
- Lưới cước xanh trong nuôi hải sản 21/10/2024
- Khởi nghiệp từ nông nghiệp 10/10/2024
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023