Sử dụng lưới mùng trùm cam giúp tăng năng suất, chất lượng cam

12/10/2020
Sử dụng lưới mùng trùm cam giúp tăng năng suất, chất lượng cam

Trong những năm qua, nghề trồng cam sành mang lại lợi nhuận thu nhập khủng đã giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên có nhiều rủi ro khi trồng cam, ví dụ điển hình là cây cam khi gần thu hoạch thường xuyên phải đối mặt với vấn đề làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng, chính là “côn trùng tấn công” khiến cây bị rụng trái. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ làm cho người nông dân có một vụ mùa không bội thu, thậm chí nếu bị nặng có thể làm mất sạch cả vườn cam.

Lý do nên sử dụng lưới mùng

Trước đây, cách duy nhất bà con chống lại côn trùng là phun thuốc trừ sâu, trước thời điểm gần thu hoạch cứ cách vài ngày phải phun thuốc. Từ đó chi phí ngày càng tăng cao và độc hại nhiều. Nhưng sức sống của cam rất khỏe, chịu độ hầm nóng rất giỏi nên bà con thử nghiệm may mùng cho vườn cam. Ban đầu làm nhà mùng, kiểu nhà lưới nhưng rất tốn kém. Để giảm chi phí, nông dân giăng mùng cho từng cây, sau đó là cả vườn. Có những chiếc mùng khổng lồ, rộng mấy trăm mét vuông được trùm lên từng liếp cam khi vừa kết trái bé tí.

  • Việc căng lưới mùng cho vườn cam giúp ngăn chặn các loại côn trùng như ong, bướm, ruồi vàng, nhện mang mầm sâu bệnh đến cho cây cam.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hại cho sức khỏe con người.
  • Giúp tăng chất lượng cho quả cam: sáng bóng, cam mọng ngọt,... bán được giá cao hơn.
  • Bảo vệ cam trước sự tấn công của nhiều loại côn trùng
  • Hiện nay việc áp dụng giăng lưới cho vườn cam được người nông dân nhiều nơi áp dụng thu được hiệu quả cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp công nghệ cao.
  • Khi sử dụng lưới trùm cam có thể "NGĂN CÔN TRÙNG" trên 95% , vì mật độ ô lưới nhỏ chỉ đạt chỉ đạt 1mm , nhỏ hơn nhiều so với kích thước của côn trùng, do đó chúng không chui vào được bên trong để chích quả được.
  • Cam khi được trùm lưới sẽ giảm được hiện tượng trái rám nắng, da sần, trái trở nên trơn mịn, vỏ quả căng bóng.
  • Sản lượng táo thu hoạch cho trái to hơn, và giảm được lượng trái bị sâu đục hay do côn trùng gây hại.
  • Tạo vùng khí hậu phù hợp cho cây trồng.
  • Với tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc, mùa khô nóng với gió mùa tây nam. Việc làm sử dụng lưới chắn côn trùng làm nhà lưới sẽ giúp điều tiết khí hậu phù hợp giữa bên trong và ngoài thích hợp cho cây trồng phát triển. Sử dụng lưới chắn côn trùng có thể cản gió và tạo độ thông thoáng cho vườn hơn một số vật liệu khác.

Những vùng có khí hậu ngày nắng đêm lạnh như Đà Lạt nhà lưới, lưới mùng trùm giúp giữ nhiệt để nhiệt độ giữa ngày và đêm không chênh lệch nhau quá lớn, giúp cây phát triển ổn định hơn.

Khổ lưới nào trùm cam mang lại hiệu quả nhất?

Lưới mùng trùm cam có rất nhiều khổ. Tùy vào tán cây cam lớn hay nhỏ mà mọi người có sự lựa chọn phù hợp.

Đối với cây có tán cây nhỏ thấp thì có các khổ nhỏ như 1,8m, 2,7m, 3,4m và 4,2m. Đối với cây cam có tán lớn hơn hoặc là chủ vườn muốn làm nhà lưới cho cả vườn cam. Trong trường hợp này nên chọn các khổ lưới lớn như 5,5m và 6,8m sẽ giảm được nhiều chi phí may ghép lưới.

Lưới mùng chắn côn trùng 22 lỗ/inch hoặc 32 lỗ/inch với kích thước mắc nhỏ giúp bảo vệ cây khỏi sự tấn công của côn trùng hiệu quả. Lưới được làm từ nhựa HDPE nguyên sinh 100%, không phế liệu, được xử lý chống tia cực tím, chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và chống bẩn.

Có 1 nhược điểm mà nhiều bà con lo lắng khi trùm lưới là vườn cây sẽ bị hầm nóng kéo theo cây và trái sẽ không phát triển được. Dòng lưới trùm vườn cam của thương hiệu Trần Gia đã khắc phục được nhược điểm này. Với thiết kế mới lưới được căng trùm giúp cho gió có thể vào bên trong vườn cam giúp cây thoáng hơn.

Mùa nắng lưới sẽ làm giảm ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên vỏ trái làm vỏ cam không bị rám và trái sẽ có vị ngọt thanh. Đồng thời, giăng màng làm ánh sáng giảm đi nhưng vẫn đủ cho cây phát triển và duy trì được độ ẩm làm gốc cam được mát mẻ sẽ không bị khô, nứt nẻ hoặc bị sâu đục.

Những loại côn trùng gây hại khi trồng cam

Ngài (bướm) ma mắt đỏ – đốt đâu rụng đó

Gần đây, nhiều diện tích cam đang bị tình trạng rụng quả hàng loại do nhiều loại côn trùng cắn phá nhất là loại “ngài chích hút trái”, thường được người dân gọi là “bướm ma mắt đỏ”, “đốt đâu rụng đó”.

Thông thường các loại con ngài chích hút trái thường chọn những quả cam sắp thu hoạch, chúng thường hoạt động vào ban đêm, xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 10-11 dương lịch và kéo dài đến lúc thu hoạch cam. Con ngài chích hút trái gây hại bằng 2 cách:

Trực tiếp: khi đậu trên trái, con ngài bắt đầu dò tìm vị trí thích hợp để chọc vòi chích hút vào bên trong trái, chích hút dịch trái. Nếu không tìm được vị trí thích hợp chúng rút vòi ra và tìm nơi khác thích hợp hơn. Trái mới bị chích rất khó phát hiện, nếu thấy lỗ chích hút dùng tay bóp nhẹ sẽ có dịch trái chảy ra.

Gián tiếp: Vỏ trái chung quanh vết chích sau một vài ngày trở nên mềm và nấm bệnh cũng như vi khuẩn sẽ xâm nhập từ vị trí vết thương này và tiếp tục gây hại. Vết chích hút sẽ có màu nâu và vùng chung quanh sẽ có màu nhạt hơn bình thường. Sau cùng, trái sẽ vàng và rụng ngay hoặc trong vòng một tuần. Trái rụng sẽ có mùi hôi thối, con ngài không thích ăn những trái rụng nhưng mùi thối rất thu hút những con ngài chích hút trái từ xa đến.

Theo chu kỳ khi trái gần chín sẽ tỏa ra mùi thơm và quyến rũ lũ ngài tấn công với số lượng lớn. Những người trồng cam đã dùng nhiều phương án để bảo vệ cây như thắp bóng điện, soi đèn bắt ngàu, phun thuốc bảo vệ thực vật, bọc túi nilon,… nhưng vẫn không xuể vì số lượng côn trùng này quá nhiều và diện tích vườn rộng nên không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cam rụng quá nhiều nên người dân phải đào hố chôn lấp, chưa kể chi phí trồng mới một ha cam khoảng 500 triệu đồng và phải mất 3 – 4 năm mới cho lứa thu hoạch đầu tiên. Vì vậy, người trồng cam cần tìm một giải pháp mới hiệu quả hơn.

Ruồi vàng

Ruồi vàng với thời gian trưởng thành ngắn, tốc độ sinh sản nhanh (chỉ 5 – 7 ngày 1 lứa), lại đẻ trứng và ăn hại trực tiếp trên trái, đây quả thực là một nguy hại to lớn đối với cây trái trong mùa thu hoạch. Còn nhớ, những năm 2015 có những gia đình, vườn cam gần như mất trắng chỉ vì ruồi vàng bùng phát quá mạnh. Giải pháp đưa ra lúc đó là dùng thuốc hóa học, nhưng đợt đầu chưa hết, đợt tiếp lại đến. Nghĩ đến cảnh tượng tưởng đó mà người ta không khỏi xót xa. Mùa thu hoạch trái mà vườn cam: tan hoang, xơ xác, lác đác một vài trái còn trên cây nhưng cũng kiểu “cho chẳng ai cần”.

Quan sát kỹ tập tính của ruồi vàng, cũng như tham khảo sách báo chuyên ngành, Trần Gia thấy ruồi vàng xuất hiện quanh năm, và thực sự bùng phát khi trái cây sắp thu hoạch.

Thường thì khi trứng ruồi nở thành nhộng chúng sẽ ăn phần cùi và ruột bên trong làm trái bị thối nhũn, và rụng xuống. Còn phần vỏ ngoài sẽ xuất hiện các chấm đen, sau chuyển vàng có nhựa chảy ra (hiện tượng rỉ mủ), cuối cùng là nâu xám, có những lỗ nhỏ bị đục thủng nhưng không rõ ràng. Quả thực nhìn rất “xấu xí", làm giảm chất lượng cũng như giá trị của trái cam.

Nói về tác hại của những con ruồi vàng trưởng thành, chúng thường hút chích trực tiếp lên bề mặt trái, làm biến đổi các thành phần bên trong trái, gây ra hiện tượng thối rụng hàng loạt. Trái còn giữ lại được trên cây thì mất đi vị ngọt vốn có, thay vào là vị đắng ngắt.

Nhện trắng, nhện đỏ

Đây là loài nhện đa thực có thể gặp trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Nhện đỏ và nhện trắng phát triển khác nhau giữa các loài nhưng vòng đời đặc trưng như sau:

Trứng được đẻ dính vào sợi tơ mạng nhện và nở ra sau khoảng 3 ngày. Vòng đời là kết hợp của trứng, sâu non và 2 giai đoạn ấu trùng (protonymph và deutonymph) và trưởng thành.
Thời gian từ trứng đến trưởng thành thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (t=25-28 oC, 70% RH): trứng 3-4 ngày, sâu non 2-5 ngày, tiền ấu trùng 1-2 ngày và ấu trùng 1-3 ngày. Thời gian từ trứng đến khi trưởng thành từ 7-14 ngày và thời gian sống của trưởng thành kéo dài khoảng 22 ngày. Có nhiều thế hệ trùng lặp trong năm.

Phương thức gây hại

Nhện có miệng chích hút như mũi kim. Nhện đỏ đâm miệng vào thân cây, đầu tiên ở mặt dưới lá. Hầu hết các loài nhện đều tạo màng tơ trên cây ký chủ.

Nhện ăn làm cho lá chuyển màu vàng xám. Các đốm hoại tử xuất hiện khi lá bị nặng. Khi nhện đỏ dời lớp sáp, lớp mô thịt lá xẹp xuống và tạo thành các đốm màu nơi nó chích hút. Có khoảng 18-20 tế bào bị hủy/ phút. Quá trình chích hút tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng. Sự rụng lá hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhện đỏ không được phòng trừ.

Khi quần thể tăng trưởng, nhện đỏ phân bố khắp bề mặt lá, bao gồm cả mặt trên lá và những đốm vàng bao trùm cả lá làm chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết.

Chúng làm giảm 90% hoạt động quang tổng hợp của cây, 78% tuổi thọ lá và 65% kích thước lá, là những phần quan trọng trong đời sống của cây sắn. Vì vậy, năng suất củ sẽ giảm 20-87%, phụ thuộc vào giống, tuổi cây và thời gian bị hại. Mặt khác,  số lượng và chất lượng của thân cây để làm giống cũng bị ảnh hưởng.

Nhóm nhện gây hại thường có kích thước rất nhỏ, không giống với các loài nhện thiên địch.

Nhện có vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, tạo nhiều thế hệ trong một năm, vì thế dễ bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn.

Với những thông tin về các loại côn trùng gây hại cho cam và cách chọn những khổ lưới mùng, hy vọng bà con sẽ có thêm nhiều lưu ý và cách chọn lựa từng loại lưới phù hợp để bảo vệ cho cây cam nhà mình trước sự tấn công ồ ạt của côn trùng gây hại cực mạnh và đạt được mùa bội thu nhất!


-> Xem thêm Các loại thức ăn tốt cho bộ phận nào trong cơ thể chúng ta?


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com