Sau 46 năm cố gắng, Thế giới vẫn chứng kiến bà mẹ thiên nhiên bị ô nhiễm đến đau lòng

28/08/2020
Sau 46 năm cố gắng, Thế giới vẫn chứng kiến bà mẹ thiên nhiên bị ô nhiễm đến đau lòng

Năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định chọn ngày 5-6 hằng năm là Ngày môi trường thế giới nhằm kêu gọi chung tay vì một Trái đất xanh. Kể từ năm 1974, ngày này chính thức được hưởng ứng rộng rãi. Bắt đầu với chủ đề "Chỉ một Trái đất", đến nay Ngày môi trường thế giới trải qua 45 chủ đề khác nhau từng năm.

Với sự nỗ lực ngày càng lớn của một cộng đồng không nhỏ, tình trạng ý thức của mọi người đã dần thay đổi. Nhưng sự thay đổi đó lại không đủ nhanh để bắt kịp với tốc độ suy tàn của Mẹ thiên nhiên do một bộ phận lớn bắt nguồn từ nền công nghiệp.

Năm 2019, Liên Hiệp Quốc chọn "Ô nhiễm không khí là trọng tâm", với mục tiêu nâng cao nhận thức tìm giải pháp toàn cầu cho vấn đề này. Theo trang Business Insider, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 8,8 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu. Trong khi đó, hiện tại có đến 91% dân số thế giới đang sinh sống ở những nơi điều kiện không khí không đạt chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở ô nhiễm không khí, môi trường hiện nay gặp phải muôn vàn thách thức khác như ô nhiễm nguồn nước, rác thải đại dương, mất rừng, nước biển dâng…


"Cần nhớ rằng Trái đất chúng ta có rất nhiều loài động thực vật ngoài con người, và môi trường sống rất cần được bảo vệ" - trang này viết.


Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy môi trường đang chịu tác động khủng khiếp như thế nào.

Công nhân quét đường buổi sáng ở Greater Noida, gần New Delhi, Ấn Độ ngày 10-10-2017. Một số chất hóa học thải ra từ nhà máy và phương tiện chạy bằng xăng, như NO, SO2, khi kết hợp với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra sương khói độc hại - Ảnh: AP

Hiện tượng khói độc này rất phổ biến ở những thành phố đông dân tại Ấn Độ và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường hàng đầu thế giới. Trong hình, một con sông nhỏ ở nước này đã chuyển thành màu đỏ do nước thải trực tiếp từ một nhà máy hóa chất ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam - Ảnh: REUTERS

Tràn dầu ở vịnh Mexico vào ngày 2-6-2010. Theo các nhà khoa học, môi trường nước ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay chứa đầy các chất hóa học từ hoạt động nông nghiệp và công nghiệp của con người, là nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa đe dọa cuộc sống của nhiều loài động vật thủy sinh - Ảnh: REUTERS

Tảo ở Hồ Sào, Trung Quốc trông chẳng khác gì nước sơn - Ảnh: REUTERS

Rác thải dày đặc ở vùng ven biển Manila (Philippines). Theo ước tính, hiện có khoảng 8,8 triệu tấn rác được thải vào đại dương hằng năm - Ảnh: REUTERS

Người dân ở làng Natwarghad tại bang Gujarat (Ấn Độ) đang xếp hàng lấy nước giếng công cộng. Hiện tại, hạn hán đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết nếu không giảm được lượng CO2 thải ra môi trường, các quốc gia ở châu Phi, Tây và Nam Á trong tương lai sẽ chịu hạn hán gấp 10 lần hiện tại - Ảnh: REUTERS

Lòng hồ thủy điện Itumbiara (Brazil) không còn một giọt nước trong đợt hạn hán kỷ lục năm 2013 - Ảnh: REUTERS

Tốc độ tan băng ở Greenland (Đan Mạch) đang tăng dần - Ảnh: REUTERS

Trong môi trường sống hiện tại, nhiều động đã tuyệt chủng. Theo một nghiên cứu mới đây, số loài mất đi từ khi con người xuất hiện nhiều hơn cả lịch sử hình thành tự nhiên trước đó. Trong ảnh là loài mèo rừng Nam Mỹ ở Peru đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: REUTERS

Hiện tại có hơn 26.500 loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Trong ảnh là con tê giác đen và đứa con mới sinh tại Chester, miền bắc nước Anh vào tháng 10-2012 - Ảnh: REUTERS


Những điều nhỏ nhoi bạn có thể làm ngay tại nơi làm việc tạo ra sự thay đổi lớn

Theo nhịp sống bộn bề hối hả, đặc biệt là ở các thành phố lớn, bạn sẽ rất khó để có được một khoảng thời gian để tham gia các cuộc dọn dẹp, dự án bảo vệ Trái đất. Trần Gia sẽ chỉ cho bạn 8 điều dễ dàng thực hiện, chỉ cần với một ý thức cộng đồng, bạn có thể tham gia bảo vệ môi trường ngay tại gia đình và nơi làm việc mà không tốn quá nhiều công sức.

  1. TÁI CHẾ

Đây có thể được xem là việc làm bảo vệ môi trường phổ biến nhất. Từ những chai lọ hay đồ dùng đã qua sử dụng như hộp nhựa, bao giấy, bạn hoàn toàn có thể trả lại nơi mình từng mua, các cửa hàng luôn vui vẻ nhận lại chúng. Nếu công ty bạn vẫn chưa có những chiếc thùng rác phân loại, vậy bạn hãy mạnh dạn đề xuất ý tưởng này với cấp trên. Với một việc làm thiết thực như thế này thì chắc chắn chúng sẽ được mọi người hưởng ứng mạnh mẽ.

  1. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN “THÂN THIỆN” HƠN

Việt Nam là một quốc gia sử dụng xe máy như một phương tiện đi lại chủ yếu. Để thuận tiện trong công việc, chúng ta thường khước từ các loại hình giao thông công cộng mà quên đi rằng lượng khí thải từ các động cơ xe đang ngày một tăng cao. Nếu không gặp quá nhiều bất tiện, bạn nên thay thế thói quen đi lại của mình để giảm thiểu sự ô nhiễm cho thành phố.

  1. HỘP ĐỰNG THÂN THIỆN

Nếu như trước đây chúng ta thường chọn các đồ dụng bằng nhựa để tăng tính tiện dụng thì ngày hôm nay bạn nên thay thế chúng bằng các đồ vật được làm từ gỗ hay thuỷ tinh trong suốt. Dù hơi bất tiện trong việc làm sạch hay bảo quản, bù lại, những món đồ được làm bằng gỗ hay thuỷ tinh sẽ bền đẹp theo năm tháng, trái ngược hoàn toàn với các món đồ nhựa sẽ dần bị ố màu theo thời gian.

  1. TIẾT KIỆM GIẤY

Giấy ghi chú sẽ là món đồ không thể thiếu dành cho đối tượng văn phòng và thay vì bỏ tiền ra để mua những tờ giấy ghi chú sạch tươm được bày bán trong các nhà sách, bạn có thể sử dụng mặt sau của những tờ giấy từng được sử dụng qua một lần. Có rất nhiều biên bản hay giấy tờ của công ty mà sau khi được phê duyệt và xử lý, chúng trở thành đống giấy thừa không ai để mắt tới. Hãy lật mặt sau của chúng để sử dụng, bạn sẽ nhận ra mình đang có một “kho tàng” giấy ghi chú tại công ty.

Một gợi ý khác khá thú vị chính là bạn nên vận động mọi người hạn chế sử dụng giấy. Trong thời đại công nghệ, các văn bản sẽ được gửi tới đối tác trong vòng vài giây qua hộp thư điện tử và nhờ việc làm thông minh này, bạn đang tiết kiệm được 50% số tiền mà công ty dùng vào việc tiêu thụ giấy.

  1. NÓI “KHÔNG” VỚI CÁC ĐỒ VẬT NHỰA

Không chỉ tái chế mà chúng ta còn cần phải hạn chế sử dụng các đồ vật bằng nhựa để bảo vệ môi trường. Hãy mang theo bên mình các hộp đựng hay ly nước và khước từ những túi nylon hay ly nhựa từ các tiệm thức ăn gần công ty.

  1. VẬN ĐỘNG MỌI NGƯỜI CÙNG THỰC HIỆN

Hãy nhắc nhở mọi người tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết hay in các văn bản ở cả hai mặt giấy, đây sẽ là một hành động vô cùng ý nghĩa để bảo vệ môi trường. Sự thay đổi chỉ có thể xuất hiện khi nhận được sự đồng lòng từ một cộng đồng to lớn.

  1. TÔ ĐIỂM THÊM MẢNG XANH

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta quên đi màu xanh “thân thiện” trong công cuộc bảo vệ môi trường. Để giúp môi trường làm việc được trong lành hơn, bạn nên trồng một vài cây cảnh nơi góc bàn. Không những có thể lọc sạch không khí mà có thể chúng sẽ còn giúp bạn được tỉnh táo hơn trong lúc làm việc.

  1. QUAN TRỌNG VẪN LÀ Ý THỨC

Mọi thứ sẽ trở thành vô nghĩa nếu như bạn không có ý thức bảo vệ môi trường. Bạn tuyệt nhiên không nên xem đây là việc làm bắt buộc mà hãy biến chúng trở thành thói quen của bản thân. Từng chút, từng chút một, bạn sẽ cảm thấy những hành động của mình đang giúp ích rất nhiều cho Trái đất.


-> Xem thêm Sự "suy tàn" của đại dương


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com