Phân biệt bón lót và bón thúc

06/10/2020
Phân biệt bón lót và bón thúc

Bón lót là gì

Bón lót là quá trình sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng. Nhằm mục đích khi rễ vừa phát triển thì đã có chất dinh dưỡng để hấp thụ ngay. Tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển. Tuy nhiên, tùy vào từng giống cây mà kỹ thuật bón lót khác nhau.

Bón thúc là gì

Bón thúc là việc bón phân nhằm thức đẩy sự phát triển của cây, theo đó phân sẽ được bón trong thời gian sinh trưởng của cây. Việc bón thúc trong thời gian này giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển tốt.

Tại sao chúng ta cần phải bón lót

Bón phân trước lúc gieo trồng với mục đích chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển. Tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, phân bón sẽ có nhiều thời gian chuyển hóa từ chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ.

Chúng ta biết rằng, nếu ngay từ đầu đã thiếu chất dinh dưỡng. Cây trồng sẽ không đủ sức phát triển, yếu ớt dẫn tới hệ quả sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn thì cũng kém tác dụng.

Phương pháp bón lót phù hợp cho từng loại cây

Một trong những điều cần lưu ý trong quá trình bón lót cho cây là phương pháp bón lót. Mỗi người sẽ có kinh nghiệm bón khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm của các kỹ sư nông nghiệp, kỹ thuật bón lót được chia thành 3 phương pháp phổ biến như sau:

+ Bón lót bằng cách rải đều phân bên lên mặt đất cần gieo trồng và tiến hành cày bừa đất đã được rải phân. Tạo điều kiện cho phân bón vùi xuống đất.

+ Bạn có thể rải đều phân bón trên khu vực đất chuẩn bị gieo trồng. Dùng một lớp đất mới phủ lên lớp phân bón và cuối cùng bạn đã có thể gieo trồng

+ Với những loại cây hàng năm, trước khi gieo trồng, bạn nên đào hố sâu sau đó mới cho phân bón lót vào hố.

Tần suất bón phân như thế nào?

Mỗi giống cây sẽ có tần suất và phương pháp bón phân khác nhau, cụ thể:

+ Các loại cây hàng năm: bón lót thường được tiến hành trước khi làm đất hoặc trước khi gieo cấy cây trồng.

+ Cây trồng lâu năm: người trồng có thể chia thành nhiều giai đoạn bón phân cho cây bao gồm bón lót trước khi gieo trồng. Bón lót vào giai đoạn cây đã ngừng sinh trưởng trong năm. Bón lót vào thời điểm sau khi thu hoạch nhằm mục đích phục hồi cây.

Phương pháp bón lót cho cây
Phương pháp bón lót cho cây

Lựa chọn phân bón loại nào phù hợp giai đoạn bón lót?

Bạn cần nắm rõ loại phân nào nên sử dụng trong giai đoạn bón lót để đem về hiệu quả tốt nhất có thể cho cây trồng.

+ Phân chứa hàm lượng hữu cơ : Phân dùng trong bón lót thường là các loại phân có chưa hàm lượng hữu cơ cao như phân gia súc đã được ủ hoặc qua chế biến, phân hữu cơ vi sinh. Bên cạnh chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà nó còn có tác dụng giúp đất thêm tơi xốp. Thúc đẩy hoạt động hệ vi sinh vật có ích trong môi trường đất.

+ Vôi hoặc hợp chất cải tạo điều hòa nồng độ PH: sử dụng cho vùng đất bị chua phèn hoặc cây ăn quả lâu năm.

+ Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao cũng được khuyên sử dụng cho giai đoạn bón lót. Những loại cây hoa màu ngắn ngày, cây ăn quả, rau công nghiệp. Người trồng thường dùng phân hóa học có chứa thành phần lân hoặc kali

Các loại phân dùng để bón lót nên có đặc điểm là phân chậm tan như phân bón hữu cơ, phân lân,…Tốt nhất nên hòa trộn cùng một loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp.

Cách bón phân cho cây trồng đúng liều lượng

Tất cả các loại cây trồng đều cần chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng. Song, lượng dinh Dưỡng hấp thụ phụ thuộc vào từng giai đoạn nên có sự khác nhau. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm không những phát huy tối đa công dụng phân bón mà cây trồng cũng phát triển tốt.

Lượng phân dùng để bón lọt phụ thuộc vào 4 yếu tố: loại phân bón, đặc tính của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng.

Phân hữu cơ, phân lân thường được sử dụng với lượng lớn cho bón lót. Mặt khác, phân đạm và kali chỉ cần bón một phần ít.

Ngoài ra, thành phần cơ giới của đất nặng, giàu mùn thì nên bón lót với lượng lớn hơn. Vì vậy, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn thì bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng lãng phí phân bón do quá trình rửa trôi.

Tập trung bón lót cho các loại cây trồng ngắn ngày, tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian.

Một số nguyên nhân làm lượng phân bón bị thất thoát

Bị rửa trôi : nước mưa, nước tưới có thể cuốn trôi phân bón. Lượng phân bón bị thất thoát do rửa trôi có thể lên đến 30%.

Bốc hơi: Một số phân bón dễ bốc hơi bởi các phản ứng hóa học, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao.

Bị giữ chặt: Các hạt keo trong đất có thể giữ chất dinh dượng trong phân bón lại, gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

Bón lót là bước chăm sóc cây trồng cực kì quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng của cây trồng sau này. Bón đúng, bạn sẽ nhận được kết quả hoàn hảo nhất từ cây trồng. Bên cạnh việc bón phân đúng kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố khác như :  nước, nhiệt độ, đất trồng để cây có thể phát triển toàn diện.


-> Xem thêm Công dụng các loại rau thường được dùng trong bữa ăn của người Việt


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com