Nâng cao năng suất nhờ kích thích khả năng miễn dịch trên cá điêu hồng

13/12/2019
Nâng cao năng suất nhờ kích thích khả năng miễn dịch trên cá điêu hồng

Cá điêu hồng là một trong những đối tượng thủy sản trọng yếu hiện nay và có nhiều tiềm năng phát triển trên cả nước do dễ nuôi, chất lượng thịt ngon. Cá điêu hồng được nuôi phổ biến trong bè với mật độ thả nuôi rất cao ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và An Giang. Tuy nhiên, cá điêu hồng được nuôi thâm canh với mật độ cao đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước, dẫn đến nhiều dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Trong số các bệnh phổ biến trên cá điêu hồng, bệnh phù mắt và xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus agalactiae là nguy hiểm nhất, gây thiệt hại cao cho nghề nuôi cá điêu hồng thâm canh. Bài viết này đề cập đến một ít kiến thức giúp kích thích khả năng miễn dịch trên cá điêu hồng nâng cao năng suất, bà con cùng xem và đừng quên góp ý kiến nhé!

Hệ thống miễn là gì? Là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ cá điêu hồng chống lại vi trùng và vi sinh vật gây bệnh trong môi trường nuôi trồng. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe.

Tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Một trong những phương pháp phổ biến để kiểm soát mầm bệnh trong thủy sản là sử dụng hóa chất và thuốc trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, sử dụng hóa chất, kháng sinh không đúng quy định có thể tác động đến môi trường, hiện tượng kháng thuốc của các loài vi khuẩn trên cá hay tồn lưu dư lượng trong sản phẩm thủy sản làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, việc tìm ra giải pháp để nâng cao sức khỏe, phòng bệnh cho cá nuôi đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản là rất cần thiết.


Chế phẩm vi sinh bao gồm các vi khuẩn có lợi đã từ lâu được áp dụng trong phòng ngừa hay điều trị hiệu quả một số bệnh trên vật nuôi trong thủy sản. Nhóm vi khuẩn Bacillus được sử dụng phổ biến do chúng có nhiều đặc tính có lợi như khả năng chịu được pH thấp của dạ dày, tham gia kích thích đáp ứng miễn dịch và có thể tiết ra các chất kháng khuẩn.

Bên cạnh đó, prebiotic là nguồn thức ăn bổ ích cho các vi sinh vật có lợi, thúc đẩy chúng sinh trưởng nhanh trong hệ tiêu hóa của vật chủ. Nhờ có prebiotic mà vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ. Prebiotic chủ yếu là oligosaccharides. Các prebiotic được nghiên cứu nhiều nhất là Fructo-oligosaccharides (FOS) và Galacto-oligosaccharides (GOS). Đường FOS là hỗn hợp của các polysacarit ngắn mạch, được cấu tạo bởi một phân tử đường sacaroza gắn kết thêm từ 1 đến 3 gốc đường fructoza qua mối liên kết b -1,2 glucozit. Đường FOS có nhiều trong thiên nhiên, tồn tại trong các loại rau quả như chuối, mận, đào , quất, cây atiso, cà chua, hành, tỏi,...

Sự kết hợp bổ sung chế phẩm vi sinh và prebiotic sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cá nuôi như nâng cao tỉ lệ sống, tăng cường hệ vi sinh đường ruột giúp cá hấp thu tốt thức ăn, tăng trưởng nhanh hơn và tăng sức đề kháng, hạn chế bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh.

Nghiên cứu ứng dụng trên cá điêu hồng

1. Các bước chuẩn bị: 

Cá điêu hồng được mua từ trại cá giống ở An Giang có trọng lượng từ 15 – 20 g/con. Cá được chuyển về phòng thí nghiệm và dưỡng trong bể composite có sục khí khoảng một tuần và cho cá ăn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá trước khi bố trí thí nghiệm.

Chất Vaccine Vaccine Aquavac Strep sa, vaccine được chủng cho cá bằng phương pháp tiêm (theo hướng dẫn nhà sản xuất).

Chuẩn bị kháng nguyên: Chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae týp 2 ĐH1naxo được sử dụng để kháng nguyên. Vi khuẩn sau khi được nuôi tăng sinh được bất hoạt bằng dung dich formalin (4%) trong 4 giờ. Xác vi khuẩn được rửa sạch formaline bằng nước muối sinh lý và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở - 20 độ C. 

2. Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và lặp lại 3 lần gồm 3 nghiệm thức tiêm vaccine với các nồng độ lần lượt là 0,05; 0,1 và 0,2 ml/cá và 1 nghiệm thức đối chứng tiêm nước muối sinh lý (0.9% NaCl). Mật độ bố trí 15 con cá/bể. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện có sục khí và siphon đáy. Sau khi tiêm vaccine 7 ngày thì tiến hành thu mẫu, mỗi đợt thu mẫu cách nhau 7 ngày và thu 4 đợt. 

Tiêm chất Vaccine Aquavac Strep Sa vào cá

Nhìn chung cá khỏe bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh với tiếng động, các vây không bị mòn/rách, trên thân không có vết trầy xước, xuất huyết, mang cá đỏ tươi sáng bóng. Cá sau khi được chủng vaccine có biểu hiện chung là bơi lờ đờ và chìm xuống đáy bể. Khi giải phẫu quan sát trong xoang nội quan thì thấy gan có màu vàng nâu, tỳ tạng, thận và tim có màu đỏ đậm. Cấu trúc các cơ quan rắn chắc, không có biểu hiện sưng to hoặc nhũn, không có dịch và bên trong.


Hồng cầu: hồng cầu có dạng từ bầu dục đến hơi tròn, có một nhân, nhân bắt màu đậm đồng thời nằm giữa tế bào chất, tế bào chất nhiều, màu xanh xám, phân chia rõ ràng với nhân. Lượng hồng cầu trong thí nghiệm giảm qua các đợt thu mẫu là do sau khi tiêm vaccine xảy ra hiện tượng cá bỏ ăn hoặc ăn rất ít còn cá ở bể đối chứng vẫn ăn bình thường. Tỉ lệ máu cá biến động theo phương thức sống, trạng thái sinh lý của cơ thể cá và thay đổi theo môi. Cá vận động nhiều lượng máu sẽ nhiều hơn cá vận động ít. Tỉ lệ máu gia tăng theo tuổi và giai đoạn thành thục của cá. Cá sống trong điều kiện dinh dưỡng tốt thì lượng máu nhiều hơn so với cá thể cùng loài sống trong điều kiện dinh dưỡng kém hơn.


Bạch cầu: có vai trò thực bào và đáp ứng miễn dịch chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Sự gia tăng tổng lượng bạch cầu đã chứng tỏ khả năng kích thích gây ra đáp ứng miễn dịch của vaccine đối với cá. Trong cùng môi trường sống, cá được tiêm vaccine thể hiện khả năng đáp ứng miễn cao hơn so với cá ở nhóm đối chứng. Mật độ tổng bạch cầu chịu tác động bởi hàm lượng đạm trong thức ăn, tuổi, trọng lượng của cá, các nhân tố môi trường, vi khuẩn, tình trạng sinh lý của cá. Bạch cầu có liên quan đến quá trình điều hòa chức năng miễn dịch, khi sinh vật sống trong môi trường chịu ảnh hưởng của mầm bệnh hay các yếu tố stress thì cơ thể phản ứng lại bằng cách gia tăng số lượng bạch cầu để đáp ứng với stress. Điều này giải thích cho sự tăng dần của mật độ bạch cầu qua các đợt thu mẫu sau khi tiêm vaccine.

Các dạng tế bào trong hệ miễn dịch ảnh hưởng đến cá

Bạch cầu đơn nhân: tế bào tham gia vào hệ thống miễn dịch không đặc hiệu với vai trò thực bào, tiêu diệt kháng nguyên và đặc biệt là khả năng trình diện kháng nguyên và để thực hiện bước khởi đầu của quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Sau 2 tuần tiêm vaccine thì tỷ lệ bạch cầu đơn nhân tăng cao nhất ở tất cả các nghiệm thức được tiêm vaccine giúp hệ thống miễn dịch nhận biết được kháng nguyên, sản xuất kháng thể chuyên biệt.

Bạch cầu trung tính: mật độ bạch cầu trung tính của các nghiệm thức tiêm vaccine khác biệt có ý nghĩa thống kê qua các lần thu mẫu. Số lượng bạch cầu trung tính ở nhóm cá đối chứng tăng dần ở các đợt thu mẫu. Bạch cầu trung tính có vai trò trong phản ứng viêm, ngoài ra cũng có khả năng thực bào trước khi đại thực bào được huy động đến nên bạch cầu trung tính còn gọi là tiểu thực bào. Sự gia tăng về tỉ lệ và số lượng bạch cầu trung tính cho thấy hoạt động của hệ bạch huyết gia tăng để tiêu diệt các vi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể. Vì thế có thể giải thích rằng sau khi tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch không đặc hiệu chịu sự kích thích của vaccine nên gia tăng số lượng bạch cầu trung tính.


Tiểu cầu: giống như những động vật có xương sống khác, tiểu cầu (xem hình trên) đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, đặc biệt trong tình trạng viêm nhiễm. Chúng giúp đông máu tại chỗ và tiết ra các chất vận mạch. Ngoài ra tiểu cầu còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch. Mật độ tiểu cầu tăng dần qua các đợt thu mẫu. Theo Wedemeyer (1990) số lượng tiểu cầu của cá giảm khi thời gian đông máu kéo dài và tăng trong trường hợp cá đang ở tình trạng stress mãn tính. 

Tế bào Lympho: mật độ tế bào lympho ở tất cả các nghiệm thức tiêm vaccine tăng dần qua các mẫu thu, nhưng không có kết quả rõ ràng. Ở đợt thu mẫu cuối cùng mật độ tế bào lympho giảm nhẹ do các túi vaccine ở màng treo trong xoang nội quan cũng giảm dần. Nhưng vaccine vẫn tiếp tục tác động lên hệ miễn dịch của cá, giúp cơ thể cá duy trì một lượng tế bào lympho nhất định để sản xuất ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

Kết quả thí nghiệm

Số lượng tế bào hồng cầu ở cá điêu hồng sau khi tiêm vaccine Aquavac Strep Sa ở các nồng độ 0,05 ml/con, 0,1 ml/con và 0,2 ml/con đều giảm dần sau 4 tuần với so với nghiệm thức đối chứng. Tổng bạch cầu và số lượng các loại bạch cầu ở các nghiệm thức tiêm vaccine tăng dần qua các đợt thu mẫu và giảm nhẹ ở đợt thu mẫu cuối nhưng đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Hiệu giá kháng thể trung bình ở các nghiệm thức tiêm vaccine đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và đạt giá trị cao nhất trong đợt thu mẫu thứ 3. 

Kết quả cho thấy hiệu giá kháng thể trung bình tăng tỉ lệ theo nồng độ vaccine sử dụng. Mức độ sản xuất kháng thể trong đáp ứng miễn dịch nguyên phát có tương quan thuận với liều lượng kháng nguyên đưa vào cơ thể. Như vậy khi ta cung cấp vaccine đúng tiêu chuẩn sẽ giúp cá điêu hồng có khả năng kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp cá kháng lại mầm bệnh, giảm thiệt hại do các loại vi khuẩn xâm hại gây ảnh hưởng để sức khỏe của cá điêu hồng - điển hình là vi khuẩn Streptococcus agalactia. Giúp tăng chất lượng cá nhưng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thủy sản. Trần Gia cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này!


-> Xem thêm Kỹ thuật nuôi cá lóc trong lưới mùng


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com