-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lý do giá thành xuất khẩu tôm Việt Nam ở thị trường nước ngoài không cao
11/12/2019
Xuất khẩu tôm nuôi đóng góp quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam, nuôi tôm không chỉ mang lại lợi nhuận lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mà còn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, giúp cuộc sống người dân khá giả, đỡ vất vả hơn.
Nghề nuôi tôm nước lợ trong những năm qua gặp nhiều rủi ro, đáng quan tâm nhất là nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao và dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Các bệnh có thể kể đến như: hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh do vi bào tử trùng EHP… Đối với hộ nuôi tôm thì nuôi theo truyền thống, không chịu thay đổi hoặc chưa được tiếp cận quy trình nuôi hiệu quả, đặc biệt là hộ nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến và mô hình nuôi bán thâm canh… Do đó, việc xây dựng được các quy trình nuôi theo các hình thức nuôi khác nhau bằng các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, hạ giá thành, nâng cao năng suất. Đồng thời, người nuôi tôm cần đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn thị trường “cầu” để tôm nuôi chất lượng "cung" với giá thành cao, hiệu quả..
Theo đánh giá, tình hình nuôi tôm và giá tôm nước lợ trong những tháng cuối năm 2019 bị tác động bởi các yếu tố thị trường thế giới các nước như Mỹ, Canada có bão tuyết nên lượng tôm tiêu thụ giảm đáng kể, hàng tồn kho lớn, kéo theo lượng hàng tồn kho ở Nhật Bản, Hàn Quốc, EU tăng cao… Trung Quốc siết chặt xuất khẩu tôm đường tiểu ngạch qua biên giới. Do vậy, tôm từ Ấn Độ, Indonesia… không nhập được đường tiểu ngạch vào Trung Quốc làm hàng tồn kho của các nước này cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nhu cầu mua tôm của những tháng cuối năm thường không cao và khách hàng có tâm lý đợi giá tôm giảm “đến giá đáy” mới mua vào.
Nguyên nhân giá tôm bị giảm là do các nước Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam… đang vào vụ thu hoạch, người nuôi tôm muốn bán được tôm và các nhà máy chế biến cũng muốn bán được hàng - có quá nhiều nguồn cung nên nên giá tôm trên thị trường giảm mạnh. Khi bán không được hàng thì người bán tiếp tục giảm giá để bán được hàng và với tình hình như vậy đã tạo ra tâm lý tiếp tục chờ giá giảm, trong đó giá ở các thị trường Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam giảm liên tục, giá nguyên liệu giảm, người nuôi lo lắng giá giảm nữa sẽ lỗ nên thu hoạch sớm làm giảm chất lượng tôm.
Với nỗi lo lắng lỗ vốn, người dân đã thu hoạch tôm sớm hơn bình thường khi kích thước tôm chưa đạt chuẩn. Cũng vì vậy năng suất chế biến ở các nhà máy giảm, dư thừa nguồn cung nguyên liệu dẫn đến áp lực về giá, làm cho giá tôm trong tháng 9 đến đầu tháng 10 giảm hơn 20% và xấp xỉ chạm mốc giảm 30%. Với giá mua tôm nguyên liệu các tháng cuối năm rất rẻ, kích thích tiêu dùng nhưng người nuôi tôm tại các quốc gia như: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam… bị lỗ và họ treo ao không nuôi tiếp.
Có 3 nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu tôm nuôi:
Thứ nhất là về màu sắc tôm, các thị trường hiện nay khi nhập khẩu tôm thì rất ưa chuộng và chú trọng đến màu sắc tôm. Họ cần tôm khi luộc lên có màu đỏ, trong khi các sản phẩm tôm nuôi từ Việt Nam sau khi luộc lên phần lớn có màu hồng nhạt và trắng nên khó đạt yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm từ các quốc gia khác. Về vấn đề này, một số quốc gia sử dụng Astaxanthin trộn vào thức ăn để tăng màu sắc cho tôm, hay quy trình nuôi tôm gây tảo tạo màu sắc xám đen cho tôm nuôi khi thu hoạch (khi chế biến xong thành màu đỏ đẹp mắt).
Thứ hai là về dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi, phần lớn người nông dân đều sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm - để hạn chế dịch bệnh, tăng đề kháng cho tôm dẫn đến việc dư lượng kháng sinh tồn dư khi thu hoạch tôm rất cao (với mức bị nhiễm kháng sinh trên 31%). Trong khi đó, ở các thị trường xuất khẩu lớn và nhiều tiềm năng như: Mỹ, Nhật, châu Âu lại kiểm soát rất gắt gao về vấn đề này.
Thứ ba là về kích cỡ tôm khi thu hoạch, người nông dân thường nuôi tôm và chỉ thu hoạch một lần khi tôm đạt kích cỡ 30 con - 50 con/kg. Với cách thức nuôi này, tôm nuôi vừa chậm lớn lại hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, vì nguồn cung không phù hợp nhu cầu thị trường. Hiện tại, hầu hết các thị trường đều có nhu cầu mạnh ở những size 50 con - 70 con/kg và 70 con - 100 con/kg (nhất là châu Âu và thị trường Nhật Bản), do vậy nếu chỉ nuôi một kích cỡ thì rất khó cạnh tranh và khó tìm kiếm khách hàng tiềm năng, lâu dài.
Thứ tư là giá tôm còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như là địa lý khu vực không thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, mùa vụ nuôi thất thường gặp dịch bệnh, mùa vụ tiêu dùng lễ tết, thiên tai lũ lụt gây mất mùa thất thu, thị trường quốc tế biến động…
Những yếu tố chính khiến cho tôm của bà con chăn nuôi ngày càng suy giảm, yếu kém:
Thức ăn thừa của tôm chưa được phân hủy tích tụ dưới đáy ao. Nguyên nhân gây nguy hại cho hoạt động nuôi tôm.
Lớp bùn đáy chưa được nạo vét liên tục, mà trong lớp bùn này chứa nhiều chất độc như ammonia, nitrite. Nguyên nhân này làm cho môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm. Các nhóm vi khuẩn bất lợi sẽ thay thế các nhóm vi khuẩn có lợi, làm tôm khó phát triển khỏe mạnh và chất lượng.
Nguồn nước nuôi tôm không sạch sẽ để tạo điều kiện cho tôm phát triển, môi trường ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng nước làm mật độ nuôi tôm giảm.
Nhiệt độ nuôi tôm bị thay đổi do các yếu tố môi trường tác động như mưa, thời tiết.
Khí H2S sinh ra trong phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh. Khí độc H2S sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và phụ thuộc vào pH của nước, nếu pH thấp thì H2S sẽ rất độc.
Chất lượng nước và đáy ao dơ bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Dẫn đến tôm luôn bị căng thẳng thể hiện qua việc kém ăn, mức tăng trưởng giảm và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn như Vibriosis. Dần dần dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản, gây lỗ vốn cho bà con canh tác.
Chiến lược cải thiện màu sắc cho tôm nuôi:
Một thực tế phổ biến để cải thiện màu tôm là thông qua bổ sung Astaxanthin vào trong khẩu phần ăn. Một số các yếu tố nuôi và thu hoạch khác (đặc biệt là các điều kiện trước và sau chế biến) như vận chuyển, màu sắc của thùng chứa, xử lý, điều hòa, nhịn ăn, phương pháp chế biến, làm lạnh và bảo quản có thể ảnh hưởng đến màu tôm. Nói chung, việc bổ sung Astaxanthin từ 25 đến 100 mg/kg trong thức ăn trong khoảng một tháng để bổ sung chất cho tôm tạo ra sắc tố đầy đủ, màu tôm sẽ đỏ hơn khi nấu chín để thương mại hóa một số loài tôm.
Nước nuôi tôm được lấy từ biển có độ mặn 25o/00 trở lên, nước nuôi tôm được tái sử dụng qua hệ thống lọc tự nhiên kết hợp với máy lọc màng, bùn thải siphon từ đáy ao được xử lý biogas và bùn thải cuối cùng được sử dụng để nuôi ruồi lính đen để làm thức ăn cho tôm hoặc để sản xuất bột đạm làm thức ăn cho tôm và thức ăn cho gia súc.
Quản lý tốt và theo dõi các yếu tố môi trường: dinh dưỡng được tích tụ trong ao từ thức ăn thừa, chất thải của tôm nuôi là nguyên nhân gây ra giảm chất lượng nước, ô nhiễm môi trường và dẫn tới bùng phát dịch bệnh. Do đó, hàng ngày kiểm tra các chỉ tiêu môi trường gồm oxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong, nhiệt độ và kiểm tra 3 - 5 ngày/lần đối với các chỉ tiêu độ kiềm, NH3, H2S bảo đảm giá trị nằm trong mức độ cho phép. Cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như: quạt nước, sục khí đáy; các biện pháp sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học để cải tạo và ổn định môi trường ao nuôi. Tránh gây biến động môi trường đột ngột, dẫn đến sốc môi trường cho tôm làm cho tôm dễ mẫn cảm, đề kháng yếu là nguyên nhân gây bệnh và cũng là điều kiện tốt cho bệnh bùng phát.
Sử dụng hợp lý thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường: chỉ sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam trong nuôi trồng thủy sản để xử lý môi trường, phòng - chữa bệnh, quản lý sức khỏe tôm nuôi. Sản phẩm sử dụng phải có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa. Cách dùng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường thực hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Không sử dụng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường đã hết hạn sử dụng hoặc nằm trong danh mục cấm.
Tăng sức đề kháng cho tôm: cần bổ sung thêm các chất bổ sung thức ăn vitamin, khoáng, men tiêu hóa, chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng cường sự miễn dịch cho tôm giúp phòng bệnh. Liều lượng và cách sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải: khu vực nuôi cần có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. Nước trước khi lấy vào ao nuôi, cơ sở sản xuất giống phải được kiểm tra chất lượng. Phải xử lý nước trước khi xả thải ra môi trường. Nước thải chỉ được xả ra môi trường xung quanh khi bảo đảm giá đúng quy định môi trường. Không xả nước thải sinh hoạt vào các ao. Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản phẩm sử dụng trong cơ sở nuôi phải được cho vào thùng chứa có nắp đậy. Thùng chứa không được đặt trên bờ ao nuôi và ao chứa/lắng.
Đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình nuôi bằng các công nghệ mới: vấn đề then chốt và quyết định nhất để nuôi tôm thành công là tạo ra môi trường kín, biệt lập, ngăn chặn tuyệt đối sự ảnh hưởng của mầm bệnh, chất hữu cơ và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến ao nuôi. Nên nuôi tôm theo quy trình khép kín theo phương pháp ít thay nước, nguồn nước đưa vào ao phải được lọc kỹ và diệt mầm bệnh, cần có ao chứa lắng lọc và xử lý trước khi sử dụng cho nuôi tôm. Tùy vào kinh tế người nuôi ta có thể áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến trên thế giới như công nghệ nuôi sử dụng hệ thống tuần hoàn nước (RAS), công nghệ biofloc, công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (Raceway).
Ở Việt Nam đã có nhiều mô hình nuôi tôm thành công bằng công nghệ nuôi kết hợp như nuôi tôm với cá rô phi, nuôi tôm với cá diêu hồng… với mục đích sử dụng cá để xử lý nước ao nuôi tôm. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan sang khu vực khác.
Trần Gia đã liệt kê những lý do giá thành xuất khẩu tôm Việt Nam ở thị trường nước ngoài không cao, cùng với đó là những vấn đề gặp phải và cách khắc phục hiệu quả giúp tăng năng suất nuôi trồng - nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản. Mong rằng lượng kiến thức này sẽ giúp bà con có thêm những lưu ý, biện pháp thâm canh hiệu quả. Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài viết này!
-> Xem thêm Lưới che nắng phù hợp cho ao tôm
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Lưới cước xanh trong nuôi hải sản 21/10/2024
- Khởi nghiệp từ nông nghiệp 10/10/2024
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023
- CÁCH CHỌN LƯỚI CHE NẮNG CHO LAN 18/08/2023