-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lưới che nắng vườn ươm cây cao su
01/08/2019
Cao su là loại cây trồng cần che nắng nhiều, từ giai đoạn ươm trồng đến giai đoạn cây non và cây trưởng thành. Để cây phát triển tốt người trồng cần nắm rõ từng giai đoạn cần sử dụng loại lưới che nắng cho vườn ươm cao su nào cho phù hợp.
Các giai đoạn sử dụng lưới che nắng cho cây cao su
Để các vườn cao su giai đoạn 2003 - 2005 đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, một trong các điều kiện có tính quyết định là chọn những cây con thuộc loại giống sinh trưởng khỏe, năng suất cao, ít bệnh, thích nghi với điều kiện môi trường và cây con phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Những vườn cao su đầu tiên được trồng bằng hạt thực sinh, năng suất rất kém và sản lượng từng cây không đồng đều do xuất thân từ những quần thể tạp giao. Đến nay, hầu hết những vườn cho năng suất cao được trồng bằng các dòng vô tính tuyển chọn từ các cây thực sinh đầu dòng hoặc cây lai xuất sắc.
Cao su là cây lâu năm nên thời gian chọn tạo giống rất dài (trên 20 năm) và rất tốn kém. Từ 1981 đến nay, những bộ giống thích hợp theo từng vùng sinh thái được cải tiến 3 năm 1 lần. Các giống mới gần đây đã đạt năng suất tăng dần. Tuy nhiên, một số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định ở một số vùng ít thuận lợi vẫn được duy trì để tránh rủi ro cho người trồng.
Giai đoạn ươm trồng cao su, sức sống của cây vẫn còn rất yếu ớt vì vậy người trồng cần đảm bảo các điều kiện thời tiết ổn định cho cây. Lưới che nắng cho nhà ươm phải là loại lưới dày độ che phủ của lưới che nắng lên đến 70 – 80%. Nhà lưới che nắng vườn ươm phải đảm bảo cả việc chắn gió, che mưa và ngăn một số loại côn trùng gây hại.
Giai đoạn cây non là giai đoạn cây phát triển rất nhanh cần hấp thụ nhiều ánh sáng. Ở giai đoạn này người trồng cần sử dụng loại lưới che nắng có độ che phủ khoảng 60%.
Giai đoạn cây trưởng thành là giai đoạn sống từ năm thứ 3 – 6 cây đã có sức sống tốt, không mất nhiều phụ kiện chăm sóc. Tuy nhiên vào mùa nắng, lưới che nắng sẽ giúp cây tránh mất nước, bị héo. Lưới che nắng sử dụng là loại 50%
Quá trình cần làm nhà che nắng cho cao su khá dài thường > 5 năm. Vì vậy người trồng cao su thường sử dụng loại lưới chất lượng cao có xuất xứ từ Thái lan. Đây là loại lưới dệt từ nguyên liệu 100% nguyên sinh nên rất nhẹ và bền. Màu sắc tươi sáng, khổ lưới đa dạng, dễ thi công và bảo quản.
Lưới che nắng Trần Gia
Lưới che nắng Trần Gia với các thương hiệu Gia Long, Rồng Đỏ đã phân phối rộng khắp từ Bắc đến Nam, gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành lưới nông nghiệp. Chúng tôi luôn biết bạn cần gì và luôn tạo điều kiện để khách hàng được sử dụng thử và cảm nhận sản phẩm của mình. Chúng tôi cung cấp tất cả các loại lưới nông nghiệp từ Thái đến Việt Nam, từ lưới che nắng đến lưới mùng, lưới chắn côn trùng, lưới công trình, màng phủ nông nghiệp và các vật tư nông nghiệp khác. Chúng tôi cam kết về chất lượng, ổn định giá thành và mức giá phù hợp nhất cho khách hàng, đảm bảo đường vận chuyển tiện lợi đến bất cứ đâu.
Lưới che nắng Thái Lan được ưa chuộng nhiều bởi chất lượng cao, được phân loại bởi khả năng che chắn nắng là 50%, 60%, 70%, và 80%. Các thông số của loại lưới này là tương đương nhau, cụ thể:
– Màu sắc: xanh lá, xanh dương
– Chất liệu: HDPE
– Kích thước: 2m x 100m, 3m x50m, 4m x 50m
– Độ bền: lên đến 5 năm
Lưới che nắng Việt Nam là sản phẩm chất lượng được sản xuất theo công nghệ tiên tiến từ Thái Lan, có độ canh tranh cao với hàng ngoại địa từ Trung Quốc, có độ che phủ từ 50 – 60% với các thông số:
– Màu sắc: đen, xanh lá
– Chất liệu:HDPE
– Kích thước: 2m x 100m
– Độ bền: lên đến 3 năm
Lưới che nắng có xuất xứ Đài Loan được ưa chuộng bởi có tình thẩm mỹ cao, rất hay được sử dụng để che chắn ánh nắng sân nhà, trường học, khu vực vui chơi như công viên hay tại các hồ bơi, có tỷ lệ che phủ lên đến 85%
– Màu sắc: đen, bạc
– Chất liệu chính là HDPE
– Kích thước: khổ 2m còn độ dài tùy vào yêu cầu đặt của khách hàng
– Độ bền: lên đến 3 năm
Lựa chọn lưới che nắng phù hợp có thể vừa đảm bảo được độ râm mát, lại giúp vườn cây hấp thụ ánh sáng vừa đủ để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sử dụng lưới che nắng thích hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tạo môi trường cho cây cũng như điều kiện làm việc tốt cho người lao động.
Điều kiện ngoại cảnh và các bệnh hại trên cây cao su
Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ
Cây cao su yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp từ 20-280C, có biên độ nhiệt độ chênh lệch ít và sợ rét.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung Quốc: Nếu nhiệt độ bình quân ngày thấp hơn 150C đỉnh ngọn bị ức chế. Nếu dưới 100C thì hạt không nảy mầm, ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất trong cây. Nếu dưới 50C thì vỏ thân bị nứt, mủ không đông, có thể bị khô ngọn. Nếu dưới 0 độ C thì cây sẽ chết. Ở nước ta các tỉnh phía Nam trồng cao su là thích hợp hơn cả.
Mưa và ẩm độ
Cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 1.500 – 2.000 mm. Về tính chất mưa cây cao su yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều…Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều không tốt vì làm cho sâu bệnh nhiều và ít mủ.
Về độ ẩm không khí, cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên.
Gió
Cây cao su ưu lặng gió. Nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của lá, trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gãy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió ảnh hưởng rõ đến đời sống cây cao su: Nếu tốc độ gió 1m/gy không ảnh hưởng lớn lắm, nhưng từ 2-3 m/gy đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho cây cao su, nếu trên 3 m/gy thì cây phát triển không bình thường.
Ánh sáng
Cây cao su cần đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chịu được bóng râm, nên theo Xemicop ( Liên Xô) cho rằng cây cao su thuộc loại cây trung tính. Theo kết quả nghiên cứu ở Hoa Nam ( Trung Quốc): Cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau.
Đất đai và địa hình
Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu có lý hóa tính của đất cao. Về hóa tính phải là đất tốt, nhiều mùn giàu N, P, K; có độ PH=5. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn yêu cầu mực nước ngầm thấp, nơi có độ cao của mặt đất so với mặt biển là 200m thì tốt.
Bệnh hại chính trên cây cao su
Bệnh phấn trắng
Tác nhân: Do nấm Oidium heveae. Bệnh gây hại trên cây cao su ở mọi lứa tuổi, mùa bệnh vào giai đoạn cây cao su ra lá mới từ tháng 2 đến tháng 5, bệnh hại nặng ở những vùng cao có khí hậu lạnh và thường xuyên có sương mù.
Triệu chứng: Lá non từ 1-10 ngày tuổi bị rụng dần để lại cuống trên cành, lá trên 10 ngày tuổi không bị rụng mà để lại vết bệnh với nhiều dạng loang lổ, hai mặt lá có bột màu trắng và nhiều ở mặt dưới lá. Các dòng vô tính nhiễm nặng: VM 515, PB235, PB255, RRIV4&
Phòng trị
Dùng thuốc Sumieght 0,2%; Kumulus 0,3%; bột lưu huỳnh 9-12kg/ha. Xử lý định kỳ 7-10 ngày/lần, vào thời kỳ lá non chưa ổn định.
Bệnh héo đen đầu lá
Tác nhân: Do nấm Collectotrichum glocosporioides gây ra. Bệnh thường xuất hiện suốt trong thời gian sinh trưởng của cây, phổ biến vào mùa mưa có ẩm độ cao từ tháng 6 đến tháng 10. Bệnh hại nặng ở vườn cây KTCB.
Triệu chứng
+ Lá non từ 1-10 ngày tuổi có đốm nâu nhạt ở đầu lá. Rụng từng lá chét, sau cùng rụng cuống lá.
+ Lá già hơn 14 ngày tuổi, không gây rụng lá nhưng để lại đốm u lồi trên phiến lá. bệnh còn gây hại trên trái và chồi non, bệnh gây khô ngọn khô cành từng phần hoặc chết cả cây.
Phòng trị
Dùng thuốc Vicarben50SC, Carbenzim 500FL nồng độ 2% Phun lên tán lá non, 7-10 ngày phun 1 lần.
Bệnh rụng lá mùa mưa
Tác nhân: Do nấm Phytophtora botryosa, Phytophtora palmivora gây nên. Chỉ xảy ra ở mùa mưa, hại nặng trên vườn cây khai thác, nhất là những vùng thường mưa dầm.
Triệu chứng: Trên cuống lá có cục mủ màu đen hoặc trắng, trung tâm vết bệnh có màu nâu xám, rụng cả ba lá chét và cuống, bệnh hại nặng trên trái gần khô.
Phòng trị
+ Dùng thuốc Oxyclorua đồng 0,25%, Bordeaux 1%, Ridomil MZ 72 0,3 - 0,4%.
Bệnh nấm hồng
Tác nhân: Bệnh thường tập trung ở nơi phân cành do ẩm độ cao. Do nấm Corticium salmonicolor gây nên. Bệnh gây hại trên cây từ 3 - 12 năm tuổi và hại nặng ở cây 4 - 8 tuổi. Bệnh thường tập trung hại vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và tấn công trên thân cành đã hóa sần.
Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những mạng nhện trắng xuất hiện trên cành, đồng thời có những giọt mủ chảy ra, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh chuyển từ màu trắng sang hồng, cành lá phía trên vết bệnh chuyển vàng và chết khô.
Phòng trị
+ Vệ sinh vườn cây, cắt đốt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan.
+ Dùng thuốc Validacin 5L (thuốc đặc hiệu) 1,2%, dung dịch Bordeaux 1% (phun) và 5% (quét). Chu kỳ phun 10-15 ngày/ lần.
Khô ngọn khô cành
Tác nhân: Do các bệnh lá, vết thương cơ giới, yếu tố môi trường. Xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, gây nguy hại ở giai đoạn cây KTCB.
Triệu chứng: Các chồi bị rụng lá và có những đốm nâu đen trên vỏ còn xanh sau đó lan dần xuống dưới và phần bị nhiễm chết khô.
Phòng trị
+ Bón phân cân đối, diệt cỏ dại, phòng trị bệnh lá, không gây vết thương cho cây.
+ Xử lý: Cưa dưới vết bệnh 10 20 cm một góc 450, bôi vaseline, dùng dung dịch nước vôi quét toàn bộ thân.
Cháy nắng
Tác nhân: Do nắng, biên độ nhiệt độ trong ngày cao, tủ gốc và làm bồn không kỹ. Phân bố ở vườn cây cao su KTCB.
Triệu chứng: Cháy lá loang lổ, có màu trắng bạc, sau đó rụng và chết chồi non do mất nước. Cây 2 - 3 tuổi, trên thân hóa nâu từ 0 20 cm cách mặt đất bị lõm và nứt vỏ, chảy mủ, sau đó vết bệnh lan rộng và có hình mũi mác, các vết bệnh thường cùng một hướng (hướng Tây và Tây Nam).
Phòng trị
+ Làm bồn tủ gốc kỹ vào mùa khô, quét nước vôi lên thân.
+ Bôi vaseline lên vết bệnh ngăn chặn tấn công của nấm và côn trùng.
Bệnh loét sọc mặt cạo
Tác nhân: Do nấm Phytophtora palmivora gây nên. Bệnh gây hại trên mặt cạo vào mùa mưa tháng 6 -11.
Triệu chứng: Những sọc nhỏ hơi lõm màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và chạy dọc song song với thân cây, sau đó các vết bệnh liên kết lại thành những mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn, dịch màu vàng rỉ ra có mùi hôi thối, để lộ gỗ, gây khó khăn cho việc khai thác sau này. Đây cũng là vị trí thuận lợi cho mối mọt tấn công.
Phòng trị
+ Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, cạo sát.
+ Vệ sinh trừ cỏ dại thông thoáng vườn cây.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện dịch bệnh, xử lý bôi thuốc kịp thời. Các thuốc như Ridomil 2-3%, Mexyl MZ 72 nồng độ 2%.
+ Ở những vùng thường xảy ra bệnh hoặc vườn cây có miệng cạo gần mặt đất phải bôi thuốc phòng định kỳ, bôi phòng 1 lần/tháng, có thể 2 lần/tháng vào những tháng mưa dầm.
+ Cây bị bệnh nặng phải nghỉ cạo để hạn chế lây lan.
Bệnh thối mốc mặt cạo
Tác nhân: Do nấm Ceratocysits fimbriata. Bệnh xảy ra vào mùa mưa, thường kèm với bệnh loét sọc mặt cạo.
Triệu chứng: Trên mặt cạo xuất hiện những vết bệnh song song với đường cạo, dễ lầm với cạo phạm, ngày khô ráo thấy nấm màu trắng xám trên vết bệnh.
Phòng trị: Tương tự như trị bệnh loét sọc mặt cạo.
Bệnh khô miệng cạo
Tác nhân: Bệnh xuất hiện trong suốt chu kỳ khai thác. Chưa rõ tác nhân, hiện vẫn xem là bệnh sinh lý.
Triệu chứng: Ban đầu xuất hiện những đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, sau đó lan nhanh và khô mủ hoàn toàn, nếu nặng cây bị nứt cả vỏ cạo.
Phòng trị
+ Đảm bảo chế độ cạo S/2 d/3 6d/7.
+ Chăm sóc, bón phân đầy đủ, nhất là khi vườn cây có sử dụng thuốc kích thích mủ.
+ Khi cây có biểu hiện bị bệnh phải ngưng cạo, dùng đót cứ 5 cm chích thử một lỗ trên vỏ cạo phía dưới đường cạo để xác định ranh giới vùng bị khô, từ chỗ đó cạo song song với đường cạo cũ một đường tới gỗ để cách ly bệnh.
+ Cho cây bệnh nghỉ cạo 1-2 tháng, kiểm tra nếu cây khỏi bệnh thì cạo lại với cường độ cạo nhẹ.
Bệnh nứt vỏ
Tác nhân: Do nấm Botryodiplodia
Triệu chứng: Thân cành bị nứt, có mủ chảy rỉ ra, có màu nâu đặc trưng, đôi khi chồi mọc ra dưới vết nứt, làm cây châm sinh trưởng, đôi khi chết cây. Bệnh thường xuất hiện trên vườn cây KTCB trên 3 năm tuổi và vườn cây khai thác.
Phòng trị:
Dùng thuốc trừ nấm có gốc Carbendazim (Vicarben 50HP, Bavistin 50FL) nồng độ 0,5% phun hết toàn bộ cây 2 tuần/ lần, phun 2-3 lần.
Sử dụng lưới che nắng vườn ươm cây cao su sẽ giúp cây phát triển đúng hướng, đạt chất lượng tốt hơn, thành phẩm cho ra nhiều hơn. Tránh được các bệnh liên quan đến ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn khi cây trưởng thành.
-> Xem thêm Lưới che nắng ở đâu giá rẻ mà chất lượng?
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Làm giàu từ nông nghiệp khép kín: Con đường bền vững và thành công cho nông dân Việt Nam 07/11/2024
- Lưới cước xanh trong nuôi hải sản 21/10/2024
- Khởi nghiệp từ nông nghiệp 10/10/2024
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023