Không phải cứ khoai tây là có thể ăn, loại khoai tây chứa độc bạn không thể ngờ

11/03/2020
Không phải cứ khoai tây là có thể ăn, loại khoai tây chứa độc bạn không thể ngờ

Nghĩ đến khoai tây là ta thường nghĩ ngay đến loại củ mọc dưới đất, và là loại thực phẩm dinh dưỡng được mọi người sử dụng phổ biến để nấu ăn.

Có thể bạn chưa biết nhưng không phải cứ khoai tây là có thể ăn được, có một loại khoai tây dây leo chứa độc. Giống khoai tây này mọc thành trái trên cây chứ không mọc củ trong lòng đất. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng có thật đấy, thực tế đúng là có giống khoai tây kỳ lạ như vậy. Chúng được gọi với cái tên khá đặc biệt "khoai tây trời" hay còn gọi là khoai tây không khí hay khoai tây dây leo. Và có một đặc điểm bạn phải lưu ý là khoai tây này có thể gây ngộ độc nếu bạn ăn phải, cùng Trần Gia tìm hiểu để có thể tránh loại khoai tây này nhé! 

Nguồn gốc khoai tây dây leo

Khoai tây dây leo là một thành viên của gia đình khoai mỡ, củ dại này là loài thực vật thuộc chi củ nâu có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Phi cận sa mạc Sahara. Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học, giống khoai tây không khí này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đặc điểm, sinh trưởng

Giống khoai dây leo mọc nhiều ở bìa rừng các vùng đất bazan của nước ta. Các lá mọc xen kẽ dọc theo thân cây, kích cỡ chiều dài và chiều rộng ít nhất là 20cm, có hình trái tim, phình to ở đầu lá và nhọn dần ở cuối.

Củ của nó có thể đạt tới trọng lượng từ 2kg - 4kg. Giống khoai dây leo sinh trưởng rất nhanh, khoảng trên 20cm mỗi ngày. Mỗi cây có thể leo chiều dài tối đa tới 30 mét. Cây thường ra quả vào mùa thu và mùa đông.

Một cây cho rất nhiều củ, chúng có thể phát triển nhanh chóng. Do cây thuộc giống thực vật thân thảo nên các cây mới có thể nảy mầm từ những củ rất nhỏ hay thậm chí là những củ đặt sát mặt đất, chúng có thể phát triển nhanh chóng. 

Khoai tây không khí có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, chúng thường xuyên xuất hiện ở đất rừng, là giống cây thân leo cao và tán cây nhanh chóng trưởng thành.

Loại khoai này hiếm khi ra hoa, các củ mọc dọc theo thân leo và thường ra quả vào mùa thu và mùa đông.

Nếu chúng ta ăn phải loại khoai tây dây leo thì thế nào?

Hiện giống khoai này đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhìn bề ngoài, chúng có hình dáng khá giống với khoai tây bình thường ở Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này khá cứng, có thể lột ra được, sau đó đến lớp da có màu xanh và gọt lớp màu xanh đó thì vẫn có thể sử dụng được.

Có một điều thú vị là mặc dù nó được gọi là khoai tây nhưng chúng chẳng liên quan hay giống với khoai tây bình thường một chút nào cả. Mặc dù chúng xuất hiện nhiều ở Florida nhưng người dân nơi đây không thích hương vị của chúng. Khoai tây này mọc củ ở trên dây leo và cả dưới đất, nó có độc tính, nên đa phần không được dùng làm thực phẩm, chỉ sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp dược phẩm.

Tuy vậy, giống khoai này ở một số nơi khác trên thế giới thì người ta vẫn xem chúng như một loại thực phẩm có thể ăn được, mặc dù vị của nó rất đắng nhưng nếu đun sôi thì có thể loại bỏ được. 

Ngoài ra, nhiều người còn truyền miệng nếu hái trái khoai này và để ở chỗ mát một thời gian lâu thì khi nấu, ăn rất dẻo, khoai cũng có mùi vị riêng.

Những năm 1905, giống khoai này được gửi đến Florida (Mỹ) để nghiên cứu như là một cây thuốc và bây giờ nó có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp Florida, Louisiana, Mississippi, Texas, Hawaii, Puerto Rico và ngay cả ở Việt Nam.

Vào năm 1999, chính vì tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ mà giống khoai dây leo này bị Cục Nông nghiệp và Dịch vụ Tiêu dùng Florinda (Mỹ) cho vào danh sách các giống cây dại có hại, tức là chúng không được phép trồng, sử dụng hay di chuyển đến nơi khác mà không được phép.

Giống khoai dây leo có hình thù kỳ lạ, vị đắng, có thể ăn được, tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng một cách tùy tiện.

Các dạng củ khoai trời hoang dại có thể chứa độc tố thuộc nhóm steroid, diosgenin, được dùng để sản xuất một số hormon steroid tổng hợp. Vì vậy, khi chưa biết rõ cách sử dụng và đặc tính của chúng thì các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên sử dụng chúng một cách tùy tiện.

Cây khoai tây lạ này phát triển ở dạng dây leo. Năng suất cao nhưng ở một số nơi chúng được xem như là loại cây gây hại cho môi trường.

Các giống cây dại ngoài tự nhiên là loại cây có thể phát triển mạnh và thay thế các cây trồng có ích trong vùng, làm thay đổi sự cân bằng của hệ sinh thái. Mặc dù không phải lúc nào các loài cây dại đều có độc, nhưng người ta vẫn loại bỏ chúng để ngăn sự ảnh hưởng của chúng lên môi trường bản địa. 

Cây “khoai tây trời” cũng là một giống cây như thế, chúng phát triển rất nhanh và xâm lấn môi trường sống của các loài cây khác.

Đọc xong bài viết này, nếu có ai đó thay đổi cách gọi khoai tây từ "củ" sang "quả" hay "trái" thì bạn cũng chớ vội nghĩ rằng họ đã sai nha. Vì bây giờ bạn đã biết được thêm một loại khoai tây dây leo, khoai tây trời hay gọi là khoai tây không khí, mọc thành trái - một loại thực vật lạ trên thế giới, bổ sung thêm kiến thức bản thân rồi đó. Và hãy chú ý nếu dùng loại thực phẩm này trong nấu ăn, hãy loại bỏ hết chất độc của khoai nên không muốn bị ngộ độc ngoài ý muốn nhé! Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này.


-> Xem thêm Không gian vườn độc đáo, tiết kiệm diện tích cho nhà phố


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com