Cách trồng và chăm sóc cây ăn quả cơ bản

06/10/2020
Cách trồng và chăm sóc cây ăn quả cơ bản

Chuẩn bị trồng

Nước ta có lượng mưa lớn trung bình khoảng 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí cao nên khi trồng cây ăn quả điều quan trọng nhất là phải thiết kế hệ thống mương thoát nước..

Trước khi trồng ít nhất hai tháng phải đào hố, khi trồng cây với số lượng nhiều trong vườn kinh doanh nhất thiết phải theo hàng lối không chỉ vì mỹ quan mà còn vì hiệu quả kinh tế. Sau khi đào hố, muốn gốc cây ở đúng vào tâm của hố và đồng thời cổ rễ cũng phải đặt ở độ cao thích hợp, người ta thường dùng một dụng cụ đơn giản là “thước trồng”.

Thước trồng là một thước gỗ dài 1,5m – 2m, rộng 0,1m, trên thước có 3 khuyết, 1 ở giữa, 2 ở 2 đầu.

Thước trồng cây

Thước trồng cây

Cách sử dụng: sau khi đã cắm cọc tiêu số 1 xác định vị trí của cây sẽ trồng, đặt thước lên mặt đất bất cứ theo hướng nào, cắm hai cọc tiêu số 2 nhổ cọc tiêu số 1, bỏ thước, đào hố trồng. Khi đem cây tới trồng đặt lại thước dựa theo vị trí của hai cọc tiêu số 2 rồi dựa theo vị trí của khuyết giữa của thước mà xác định vị trí cũng như chiều cao trên mặt đất của cổ rễ cây sẽ trồng.

Nếu cây trồng dày sẽ chóng có quả, thu hồi vốn nhanh, sản lượng những năm đầu cao nhưng đầu tư nhiều về lao động, vật tư và nhất là về cây giống và chắc chắn là khi cùng một diện tích người ta phải trồng một số lượng cây nhiều hơn gấp 5 – 10 lần bình thường, thì phải trồng giống xấu, kể cả các cây bị bệnh.

Trồng dày chỉ có hiệu quả kinh tế khi trồng các cây hàng năm và những cây ngắn ngày, ví dụ: đu đủ, ổi. Ngay cả đối với những cây này cũng có một giới hạn cho việc tăng sản lượng. Khi chạm tán, lá cây nọ che khuất lá cây kia – hiệu suất quang hợp giảm, chất lượng quả cũng giảm đi do tỷ lệ đường bột so với chất đạm thấp. Đặc biệt đối với cây ưa ánh sáng hoa ra thành chùm ở đầu cành như xoài, nhân, điều, bơ, chôm chôm, càng phải trồng thưa hơn.

Tuy vậy cây ăn quả là cây dài ngày phải tính lỗ lãi trên thời gian 10 – 20 năm không thể chỉ tính trên vài bốn năm mà kết luận là trồng dày có lợi. Trong khí hậu nhiệt đới, đời sống nhiều cây ăn quả đã bị rút ngắn kết hợp với trồng dày, sâu bệnh và chăm sóc không thích đáng, tuổi thọ của cây rút ngắn nên hiệu quả kinh tế thấp, ví dụ không ít vườn cam ở Đồng bằng sông cửu Long năm thứ hai đã thu hoạch nhưng chỉ sau 3 – 4 năm cho quả đã giảm kể cả về số lượng và chất lượng. Trồng dày có những lợi ích rất cơ bản ngoài việc tăng sản lượng, chóng được thu hoạch, dễ thu hoạch, dễ chăm sóc nhất là trừ sâu bệnh cho những cây cao (xoài, sầu riêng, vải, nhãn, bơ…). Vấn đề chính là trồng dày nhưng phải có một hệ thống kỹ thuật kèm theo: giống, tỉa cây, bón phân, chất điều tiết sinh trưởng, phòng ngừa sâu bệnh …

Kích thước hố khoảng 0,6 x 0,6 x  0,6m thậm chí 0,4 x 0,4 x 0,4m và nhỏ hơn. Nói chung hố đào to nhỏ tuỳ đất, tuỳ cây to cây nhỏ. Đất đỏ mới khai phá, đất phù sa, thoáng, xốp không cần thiết phải đào hố to vì tốn công nhiều mà lợi ích mang lại không lớn. Đất hơi nặng, xấu, đất đã bỏ hoang một thời gian, trồng vườn nhỏ gia đình thì nên đào hố to, vừa cải tạo kết cấu đất, vừa có chỗ để cho thêm phân, thêm rác sẽ giúp cho cây non phát triển bình thường một vài năm đầu. Kích thước hố trường hợp này nên đào 1 x 1 x 0,8m hoặc 0,8 x 0,8 x 0,6m.

Kỹ thuật trồng

Cây lâu năm được trồng và chăm sóc tổt khi còn nhỏ sẽ chóng ra hoa quả, tuổi thọ kinh tế dài.

Khi trồng cần lưu ý một sô điểm sau:

– Đào hố nên để riêng đất mặt.

– Đất mặt tốt, không bón phân tiếp xúc thẳng với rễ.

– -Đất bón phân đã hoai có thể bón ngay dưới gốc cây.

– Đất bón phân chưa hoai cho xuống đáy hố.

– Nên trồng cây ương trong bầu vì tỷ lệ sống cao, cây phục hồi nhanh, không bị chột.

– Không trồng khi gió to hoặc trồng giữa trưa nắng. Cây mang ra trồng ngay không để dãi nắng.

– Khi bóc bỏ màng nilon chú ỷ không làm vỡ bầu.

– Thời vụ trồng: miền Bắc tháng 3 vào mùa xuân, miền Nam trồng tháng 4 – 5 đầu mùa mưa.

–  Ở nước ta mưa nhiều nên trồng non giúp bộ rễ phát triển nhanh, không bị bệnh nấm phá nơi cổ rễ. Tuy nhiên dễ bị gió bão làm đổ cây vì vậy phải có cọc đỡ hoặc phải có hàng cây chắn gió. Ở miền Nam, trên đất đồi về mùa khô, hạn thường nặng, người ta hay trồng dưới đáy một cái bồn (một loại vũng nhỏ) để dễ chống hạn. Trồng như vậy, về mùa mưa, nước khó thoát, một số cây sợ nước đọng như sầu riêng, bơ, mít dễ bị chết. Do đó chỉ trồng sao cho cổ rễ ngang với mặt đất và nếu trồng bồn thì phải có rãnh thoát nước cho bồn khi trời mưa.

Trồng xong, dù có mưa hay không, bao giò cũng nên tưới thêm 20 – 50 lít nước tuỳ theo hố đào to hay nhỏ.

Bón phân

Tuỳ theo từng thời kỳ sinh trưỏng và phát triển của cây để bón phân sao cho hợp lý. Qua nghiên cứu thực tế cho biết sô lương chất dinh dưỡng lấy đi từ đất trong một năm của cây ăn quả như sau:

Chất đa lượng:

Kali150 – 250kgĐạm120 – 200kg
Axit photphoric60 – 120kgVôi50 – 100kg
Lưu huỳnh15 – 40kgOxit magiê20 – 30kg

Chất vi lượng:

Fe0,4 – 1,0kgZn0,2 – 0,3kg
Mn0,1 -0,15kgBo0,07 – 0,1 kg
Cu0,4 – 0,6kgMo0,02kg

Tuy vậy số liệu trên có thể thay đổi tuỳ theo giống cây, tuổi cây, đất, thời tiết.

Bón lót

Ở Việt Nam người trong cây ăn quả không có tập quán bón lót rải phân khắp vườn khi cày vỡ mà chỉ bón lót dưới hố trồng. Đó là một thiếu sót vì sau khi đã trồng rồi rễ cây ăn lan khắp mặt đất không thể bón lân và kali có hiệu quả được nữa, chất này rất cần thiết khi cây đã lớn và già. Cày hay cuốc lật đất rồi bón rải rác thì đứt rễ nếu bón từng lỗ hay theo rãnh thì lân và kali không như đạm có thể di động dễ dàng tới chỗ có nhiều rễ cám. Nên vừa bón sau khi cày vỡ rồi cày lật vừa bón dưới hố trồng, dùng chủ yếu phân hữu cơ, lân và kali. Chỉ bón thêm phân đạm khi đất quá xấu vì đạm dễ bị trôi và cũng dễ di động, không nhất thiết phải bón gần rễ cám.

Bón thời kỳ cây non chưa ra hoa quả

Thời kỳ này gọi là thời kỳ “kiến thiết cơ bản” thường 2 – 3 năm (ổi, táo, cam, quýt) đến 5 – 10 năm (nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, xoài, sầu riêng, măng cụt..,).

Yêu cầu của thời kỳ này là xây dựng bộ khung trước hết là rễ rồi đến thân cành lá. Chất dinh dưỡng cần là đạm, lân và phải bón đủ các loại phân này, lượng bón không cần nhiều. Khi cây còn nhỏ bón làm 3 – 4 lần trong 1 năm. Lương phân tăng dần lên mỗi năm nhưng cũng không quá 1 – 1,5kg/1cây. Khi cây sắp ra hoa, dưới hố đã bón lót phân chuồng rồi thì không phải bón thêm kali nữa. Trong thòi kỳ kiến thiết cơ bản, năm nào cũng nên bón 1 lần phân chuồng (10kg – 20kg mỗi cây) vì phân chuồng ngoài chất dinh dưỡng còn làm đất giàu thêm chất mùn, nếu khi cây đã ra hoa quả rồi bón thêm phân chuồng rất khó vì phải đào rãnh, xới đất làm đứt rễ; ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

Bón thời kỳ ra hoa quả

Bón phân thời kỳ này là quan trọng nhất và cũng khó nhất vì những lý do sau đây:

– Khi ra hoa đậu quả cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng, thiếu chất hoặc thừa chất hoa quả non sẽ bị rụng.

– Lúc ra hoa quả, bộ rễ đã ngừng phát triển, nêu đào hố, rãnh to đứt rễ, rễ mới không ra được đúng lúc cây đang cần nhiêu nước, nhiều chất dinh dưỡng quả sẽ rụng.

Để bón phân hợp lý ta phân tích đất và tuỳ theo thành phần những chất dinh dưỡng trong đó bón những chất còn thiếu. Bên cạnh đó có những chất dinh dưỡng có mặt trong đất nhưng cây không hút được, nên phải bổ sung bằng phương pháp “chẩn đoán dinh dưỡng” tức là phân tích một khí quan nào đó của cây, ví dụ so sánh thành phần những chất dinh dưỡng trong đó có với thành phần thông thường và bón dựa theo những chất còn thiếu.

– Bón trước ra hoa hoặc sau khi kết quả nên dùng các loại phân có hiệu quả nhanh chủ yếu là phân hoá học và nếu có thể kết hợp với tưới càng phát huy hiệu quả nhanh chóng.

Cây có quả cần cả NPK nhưng tỉ lệ các loại phân này khác so với khi bón cho cây còn non, ở thời kỳ kiến thiết cơ bản N, P vẫn cần để cây cho thêm lá, ra hoa quả nhưng K cũng cần, đặc biệt khi quả sắp chín, và khi quả xúc tích nhiều chất dự trữ như các loại cam, quýt, hồng và tỉ lệ NPK phải bón không chỉ là 1 : 1 : 1 mà tuỳ theo từng loại cây có thể là 2:3:4 hoặc 3:3:4 hoặc 2:4:4…

Phân chuồng rất cần thiết nhưng thường chỉ bón sau lúc thu hoạch vì 2 lý do chính: một là lúc này cây đã tạm ngừng sinh trưởng đứt rễ không gây hại lớn, hai là phân chuồng là thứ phân tác động chậm, chỉ có tác dụng tới hoa quả vụ sắp tới.

– Lượng phân bón phải nhiều hơn khi cây còn nhỏ:

Phân hữu cơ: 20 – 30kg/gốc.

Phân hoá học: 5 – 7kg một loại phân tổng hợp N : P : K có khi cả Ca, Mg…

– Phương pháp bón: Phân chuồng bón toàn bộ vào một lần, có thể đào rãnh ở mép tán cây, rãnh sâu 15 – 20cm, rộng 20 – 30cm, bón xong lấp đất.

Phân hoá học bón làm 2, 3 lần: trước khi ra hoa và sau khi kết quả. Có thể bón rắc dưới tán cào nông trộn với đất mặt, hoặc bón từng hốc nhỏ đào ở mép tán sâu 10 – 15cm, mục đích để không làm đứt rễ quá nhiều, tốt nhất hoà vào nước để tưới, vừa có tác dụng cung cấp nước vừa cung cấp chất dinh dưỡng. Phân vi lượng chủ yếu phun lên lá, trong dung dịch loãng – cũng có thể phun N, P, K lên lá, dùng các dung dịch loãng nhưng vì đây là lượng phân bổ sung chủ yếu cho cây trồng vì vậy vẫn phải bón vào đất cho rễ hút.

Tưới nước

Nước cùng với phân bón là hai yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng lớn nhất tới sinh trưởng phát triển của cây ăn quả, nói chung chủ động tưới hay tháo nước để đất có độ ẩm thích hợp là một biện pháp rất cơ bản để tăng năng suất và chất lượng.

Yêu cầu của cây với độ ẩm đất

Người ta thường phân biệt các loài cây ưa ẩm như sầu riêng, măng cụt,chôm chôm và các loài cây chịu hạn như điều (đào lộn hột), xoài. Trong các tài liệu hướng dẫn thường khuyến cáo nên trồng ở nơi có lương mưa thích hợp như chôm chôm yêu cầu lượng mưa 2000 – 5000mm/năm, còn xoài thì nên chọn những nơi có lượng mưa 500 – 1500mm/năm…

Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa quả vẫn cần tưới nước nhưng chỉ với lượng nước thích hợp, ít quá một số cây như sầu riêng, chôm chôm có thể chết, nhiều quá thì bộ rễ không phát triển được, rất có hại cho những giai đoạn phát triển sau. Nói chung tùy theo loại cây có thể từ 65 – 80% độ ẩm tối đa.

Khi cây lớn lên yêu cầu về độ ẩm cao hơn, lượng nước tưới cũng cần cao hơn. Trong một năm, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển, yêu cầu về độ ẩm đất cùng khác nhau. Trước khi ra hoa và để kích thích sự hình thành hoa yêu cầu độ ẩm thường thấp. Một số cây như vải, chôm chôm, xoài nếu 1 – 2 tháng trước khi ra hoa gặp mưa thì không ra hoa mà ra đọt lá và không được tưới vào lúc này. Khi đã kết quả và đặc biệt khi quả lớn nhanh yêu cầu về độ ẩm cao nếu không quả sẽ rụng nhiều, chất lượng và sản lượng giảm mạnh. Nhiều nhưng không phải tối đa vì hoạt động của rễ bị ức chế sẽ gây rụng quả. Khi quả sắp chín, hoặc đương chín yêu cầu về độ ẩm lại phải thấp xuống, ít khi cần tưới và nếu độ ẩm cao chất lượng giảm, cây sẽ chín muộn.

Đánh giá độ ẩm đất đối chiếu với yêu cầu của cây ăn quả

Tốt nhất là xác định độ ẩm đất, nhưng cần có dụng cụ: khoan và tủ sấy. Độ ẩm đánh giá theo tỉ lệ trọng lượng nước so vói đất khô. Độ ẩm thích hợp thường từ 60 – 80% độ ẩm tối đa (sau một trận mưa to) nhưng ít khi người ta sử dụng phương pháp này đối với cây lâu năm trong vườn.

Đơn giản nhất có lẽ là dùng một mũi khoan thổ nhưỡng xoáy sâu xuống đất lấy lên những mẫu đất hình ống ở các độ sâu khác nhau, rồi quan sát độ ẩm đất ở các mẫu đó. Qua màu sắc, độ dính của đất có thể biết được độ ẩm đất. Phương pháp này rất có hiệu quả khi muốn biết đất mặt đã khô tới độ sâu bao nhiêu, đã cần phải tưới chưa, và khi tưới nước đã ngấm tới độ sâu nào để có thể ngừng tưới đúng lúc.

Phương pháp phổ bỉến của nông dân để đánh giá độ ẩm đất và yêu cầu tưới là quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộ phận còn non, khi thiếu nước thì vàng vọt và héo rũ xuống. Dễ quan sát nhất là thời gian giữa trưa, khi cây tiết nước nhiều nhất.

Cũng có thể khẳng định là dù ở miền Bắc hay ở miền Nam Việt Nam, trừ những trường hợp đặc biệt thuận lợi, điều chỉnh độ ẩm đất bằng tưới tiêu có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng. Ở cây ăn quả khi trồng kinh doanh, trên diện tích lớn ít khi độ ẩm đất ở cả vườn đạt mức tốt nhất. Điều này dễ hiểu vì trong cả nước tuy lượng mưa hàng năm trung bình 1.500 – 2.000mm nhưng có mùa khô có khi khắc nghiệt, và khi mưa nhiều không phải bao giờ cũng là lúc cây cần nước nhất.

Kỹ thuật tưới nước

Nước dùng để tưới cây phải là nước ngọt, rất ít muối hòa tan. Đa số các cây ăn quả không chịu được phèn mặn tuy mức độ có hơn kém nhau chút ít. Nếu nước tưới có chứa phèn mặn, sau nhiều lần tưới độ phèn mặn tăng dần, hỏng đất.

Ở những đất thấp, có mương nước giữa hai hàng cây có thể vừa dẫn nước vừa tháo nước, kỹ thuật tưới khá đơn giản. Khi nước dâng cao, dùng gầu cán dài tát nước vào gốc, nếu nước không ngấm tới.

Các trường hợp nguồn nước tưới ở dưới thấp phải dùng máy bơm. Ở miền Bắc mùa khô cũng là mùa nhiệt độ hạ thấp lượng nước tưới cho một cây không cần nhiều nên dẫn nước tưới cho từng cây không gặp khó khăn lớn. Ở miền Nam mùa khô nắng gắt nên lượng nước tưới cho mỗi cây lớn, có thể tới vài ba trăm lít do vậy có tập quán làm “bồn” – tức là đào một hốc lõm hình chậu (bồn), cây trồng ở chỗ thấp nhất tiết kiệm được nước nhưng có nguy cơ là mùa mưa nước đọng ở gốc dễ làm cây chết bệnh những cây như sầu riêng, bơ vậy nên đào bồn nông, be bờ xung quanh, ở miền Nam hay miền Bắc, nên tránh không cho nước tiếp xúc thẳng với cây bằng cách đắp một bờ con sát quanh gốc cây để tránh các bệnh thối gốc.

Hiện đại hơn là tưới phun nhưng phải lắp đặt một hệ thống ống dẫn nước có thể di chuyển nước tự phun ở các vòi quay. Cách tưới này dùng ít nước, rất tiện dùng ở các vùng đất đồi núi có địa hình phức tạp, tuy vậy, cách này đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn. Một phương pháp tưới tiết kiệm nước nữa là tưới nhỏ giọt: lắp một số vòi tưới cho mỗi cây, tuy phải đầu tư nhiều nhưng mang lại nhiều lợi ích: không bốc hơi nước trên mặt, không làm cho sâu bệnh lan tràn, không phải xới đất mặt sau khi tưới và tưới bao nhiêu nước cây dùng được bấy nhiêu.

Hiện nay chưa xác định được số lần phải tưới một năm và lượng nước tưới mỗi lần cho 1 cây. Nói chung, cây đòi hỏi độ ẩm cao. Khí hậu khô hạn, năm hạn, cây đương ra hoa kết quả thì lượng nước tưới phải nhiều hơn và nên ngừng tưới khi độ ẩm ở 40 – 50cm đất mặt đã đạt tới 80 – 100% độ ẩm tối đa. Số lần tưới ở đất nhẹ phải nhiều hơn ở đất nặng, nhưng lượng nước tưới mỗi lần cũng ít hơn, đất cát thấm nước nhanh, đất sét hút nước chậm vậy không nên chỉ quan sát tầng đất trên mặt mà phải khoan sâu xuống các tầng dưới và ngừng tưới khi nước đã thấm đủ sâu.

Bên cạnh đó, tưới nước bao giờ cũng phải kết hợp với giữ độ ẩm, không cho nước bốc hơi. Trồng thưa quá, nhiều đất trống nước bốc hơi mạnh phải tưới nhiều, vì vậy mật độ phải hợp lý. Các biện pháp khác giữ ẩm cho vườn cây là: trồng xen cây ngắn ngày khi cây lâu năm còn nhỏ, chọn nơi trồng kín gió, trồng hàng cây chắn gió như phi lao, bạch đàn hoa vàng ở những nơi nhiều gió và hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng gió thường thổi tới. Im gió không chỉ có lợi về mặt giữ độ ẩm mà còn có nhiều lợi khác: quang hợp tốt do lượng CO Ổn định, tránh đổ gãy khi có gió lớn, thụ phấn, đậu quả cũng tốt hơn.

Ủ quanh gốc cây bằng rơm rạ, cành lá khô có tác dụng rất tốt trong việc giữ ẩm và điều hoà độ nhiệt.

Tạo hình, sửa cành

Ở các nước ôn đới và á nhiệt đới đốn cắt để tạo hình, sửa cành là một trong những vấn đề kỹ thuật cơ bản của nghê trồng cây ăn quả, quan trọng không kém bón phân tưới nước, trừ sâu bệnh.

Ở nước ta, kỹ thuật đốn tỉa chưa được coi trọng, người làm vườn cũng đã có một số kính nghiệm như “khảo cây” tức là vít, uốn để buộc những cành sinh trưởng quá mạnh, ra hoa kết quả, cắt bỏ những cành già cỗi, bị sâu bệnh không còn khả năng cho sản lượng, tỉa bớt những cành mọc không bình thường làm loạn tán cây. Người trồng cây cảnh cũng biết cách làm cho cây mọc lùn xuống, uốn cành theo hình dạng chim thú, nhưng trong nghề trồng cây ăn quả, chưa có những tìm tòi, nghiên cứu một cách khoa học về ảnh hưởng của việc đốn tỉa, tạo hình đến sản lượng chất lượng, tuổi thọ của cây.

Có thể do mùa đông khí hậu lạnh kéo dài, cây ngừng sinh trưởng, một bộ phận chết khô. Mùa xuân tới, cành mọc nhiều phải i cắt bỏ cành khô, loại bớt mầm non… ở các nước nhiệt đới, cây mọc thường liên tục nếu không bị mùa khô hạn làm gián đoạn, yêu cầu đốn tỉa không cấp bách.

Nông dân ta rất nhiều kinh nghiệm về trồng cây lương thực ngắn ngày nhưng vị trí cây lâu năm và cây ăn quả nói riêng còn ở mức khiêm tốn do chưa được quan sát nghiên cứu kỹ. Nhiều cây ăn quả được trồng ở vườn gia đình với qui mô nhỏ kỹ thuật đốn tỉa và chăm sóc chưa đúng cách nên hiệu quả chưa cao.


-> Xem thêm Cách trồng một số loài cây khi sử dụng màng phủ nông nghiệp


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com