Cách trồng một số loài cây khi sử dụng màng phủ nông nghiệp

06/10/2020
Cách trồng một số loài cây khi sử dụng màng phủ nông nghiệp

Màng phủ nông nghiệp không còn là phương pháp mới đối với nông dân hiện nay, nhưng việc trồng trọt khi sử dụng màng phủ nông nghiệp với từng loại cây trồng riêng lại mỗi khác. Bài viết này, Trần Gia sẽ cung cấp một số thông tin về cách trồng trọt với màng phủ nông nghiệp khi trồng dưa hấu và ớt. Cùng xem nhé!

Trồng dưa hấu với màng phủ nông nghiệp

Dưa hấu là loại cây trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người nông dân đã giàu lên nhờ việc trồng dưa hấu. Và phương pháp trồng dưa hấu với màng phủ nông nghiệp được nhiều người áp dụng.

Thời vụ cây trồng

Dưa hấu thường được trồng vào vụ hè từ nửa vào cuối tháng năm, ở vụ thu trồng vào đầu tháng 7.

Kỹ thuật trồng

Làm bầu

Bầu dùng để làm gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người thắc mắc. Tùy thuộc vào từng địa phương mà bầu được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Nguyên liệu chính là lá chuối tước ngang có chiều cao khoảng 5 -7 cm đường kính 4-5 cm. Mỗi sào cần 320-350 bầu cây con cho cả dự phòng. Một lưu ý nhỏ khi chọn đất làm bầu cần đảm bảo tỷ lệ giữa đất mục và phân hữu cơ là 1:1 và đặc biệt cần nuôi cây con cần để bầu nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Làm đất

Làm đất để tạo môi trường sinh trưởng tốt cho cây dưa

Dưa hấu trồng cần phải lên liếp. Độ rộng mỗi liếp từ 90-100cm. Phải để rãnh luống 35-40cm, làm rãnh sâu mới có đất bồi cao cho liếp, khoảng cách rãnh luống từ 35- 40 cm là thích hợp nhất. Thường bót lót bằng phân chuồng mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, lót sâu 10-12cm. Liếp cần phải được tạo phẳng và phủ màng nông nghiệp.

Cách phủ màng phủ

Trải màng phủ sẽ giúp tạo hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm sự thoát hơi nước

Màng phủ nông nghiệp phải trùm xuống cách ½ chiều sâu của rãnh. Để tạo thành luống đôi, chiều rộng ít nhất 5m-5,2m đối với luống đôi. Để giữ cho màng không bị lật khi có gió mạnh, chúng ta có thể dùng đất để chèn kỹ mép màng hoặc dùng ghim để giữ.

Hiện nay, trên thị trường có bán có 3 loại màng phủ với các chiều rộng 0,9m, 1,0 m và 1,2m. Cả 3 khổ này đều có chiều dài mỗi cuộn bằng nhau 400m. Tùy vào từng loại cây trồng mà lựa chọn màng phủ có kích thước khác nhau. Đối với dưa hấu thì thường được dùng loại có chiều rộng từ 1m -1,2m.  Trên đất ruộng thường khoảng cách giữa 2 tim mương tưới 4 – 6 m trồng hai hàng, liếp trồng sát mương tưới, mương tưới rộng trung bình 0,5 m. Với diện tích 1000m2 thì cần tới 1 -2 cuồn với 1 cuộn thì thì tương đương 400m. Nếu dư, mọi người nên phủ kín cả chân liếp và mặt liếp thì càng tốt, đỡ tốn công làm cỏ.

Mật độ trồng

Phân bố mật độ thích hợp sẽ giúp cho cây phát triển và đem lại năng suất cao

Khoảng cách, mật độ: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ ha.

– Cách trồng: Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn.

Trồng ớt với màng phủ nông nghiệp

Ớt là cây trồng có thể trồng được quanh năm và được trồng thường xuyên. Ớt là loại cây trồng đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị đất

Chọn đất để trồng ớt: Đất để trồng ớt cần được cải tạo tốt, cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.

Đất chuyên rẫy: Là đất hay trồng hoa màu nên ít cát, thịt pha cát nên thoát nước tốt. Chính do vậy không cần lên liếp cao, chỉ cần xẻ rãnh. Tùy vào mỗi người mà có thể xẻ rãnh từ 1- 1,2m. Việc xẻ rãnh sẽ giúp cho thoát nước tốt. Tránh gây hiện tượng ngập úng ở rễ cây ớt.

Đất luống: Chiều rộng liếp từ (1,0 – 1,2) m, cao (20 – 30) cm, khoảng cách 2 liếp (0,3 – 0,4) m có thể trồng hàng đơn hoặc là đôi.

Đặc biệt, đất chuẩn bị trồng luân canh lúa, bắp, đậu… ít nhất là 3 năm và lưu ý vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím… để phòng nấm bệnh trong đất truyền cho ớt.

Kỹ thuật trồng ớt trên màng phủ

Trồng ớt với màng phủ nông nghiệp đang được áp dụng rộng rãi

Việc sử dụng màng phủ rất quan trọng. Có tác dụng chống các loại côn trùng sâu hại, đặc biệt là bù lọc. Ngoài ra còn có tác dụng điều hòa độ ẩm cho cây ớt, không làm lem đất, giữ được cấu trúc đất, điều hòa nhiệt độ và trừ cỏ dại. Sử dụng màng phủ để trồng ớt sẽ tăng chất lượng sản phẩm. Đặc biệt để trái ớt ở phía dưới không bị hư thối.

Giống như trồng dưa hấu, việc sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng ớt rất tốt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang từ 0,7 – 1,2m. Khi phủ trên liếp cần phủ 2 bên. Mọi người có thể sử dụng bao đất, bao cát để chắn giữ lại. Để tạo các lỗ trên màng mọi người sử dụng lon sữa đường kính 5-7 cm bỏ than vào và dùng dây cột in vào mặt phủ. Tùy vào khoảng cách trồng các cây mà chọc lỗ dày hay thưa.

Nếu trồng hàng đơn thì mặt liếp nên nhỏ lại, trồng mật độ dày hơn sẽ cho sản lượng cao hơn. Khoảng cách giữa cây với cây tốt nhất là 30 – 40 cm, hàng với hàng 50 cm tương đương với 5000 cây/ 1000m2.

Thời gian trồng ớt tốt nhất là vào buổi chiều mát để tránh bị héo do nắng gắt buổi trưa.

Bón phân

Cây ớt cần được cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng qua việc bón phân

Các giai đoạn bón phân cho cây

Bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 20 -25 ngày cây có 3-4 lá thật

Bón thúc lần 2 sau khi gieo trồng khoảng 55-60 ngày

Bón thúc lần 3 sau khi gieo trồng khoảng 80-85 ngày khi cây đã cho trái

Bón thúc lần 4 sau khi gieo trồng 100-110 ngày khi cây cho thu hoạch rộ.

Công thức phân bón: 100N 100P2O5 110K2O

Với những vùng trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp thì việc bón thúc là rất quan trọng vì khi phủ rồi rất khó bón phân và tốn công.

Loại phân

Tổng số

Bón lót

Bón phân

20-25(NST)

55-60(NST)

80-85(NST)

100-110(NST)

Vôi bột

150

150

Phân hữu cơ ủ hoai

1.000

1.000

NPK(16-16-8)

64

40

 

24

 

 

Kali (KCl)

10

5

 

5

 

 

Uree sữa (Calcium nitrate)

10

2

3

3

2

Super Cal 8 (lít)

1,0

Chia làm nhiều lần phun


Bón lót ngay sau khi tưới đẫm xong hoặc tháo nước ra thì tiến hành bón lót, nên bón lót lượng phân bón nhiều vì màng phủ hạn chế mất phân (sử dụng được 70 % – 80% lượng phân bón) và không bị cỏ dại canh tranh.

+ Bón thúc: Bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc ớt.

Tưới nước

Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau. Đặc biệt ở các giai đoạn cây lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Nếu giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm thì cây sẽ ít đậu trái. Mọi người nên chú ý ở giai đoạn này để cây mang lại năng suất cao, cần tưới nước đầy đủ.

Thu hoạch

Thu hoạch là giai đoạn cuối cùng trong trồng ớt

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu – trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.  Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Kinh nghiệm để kéo dài thời gian thu hoạch giai đoạn cây gần tàn nên tăng cường phun phân bón lá hữu cơ rong biển canada 95%.


Với những hướng dẫn trên, Trần Gia chúc bạn thành công trong việc trồng trọt khi sử dụng màng phủ nông nghiệp có một mùa bội thu.


-> Xem thêm Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng một số loại rau


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com