Các mô hình nhà lưới trồng rau sạch

18/06/2019
Các mô hình nhà lưới trồng rau sạch

Với nhu cầu thiết yếu cao của ngày nay, rau sạch đang là ngành được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mà chất lượng cuộc sống của con người đang đòi hỏi ngày một cao hơn. Chính vì thế, những loại rau, những phương pháp trồng rau giảm thiểu tối đa chất hóa học và thuốc trừ sâu đang được áp dụng một cách rộng rãi như là một con đường mở ra cánh cửa mới. Đó là các mô hình nhà lưới trồng rau sạch, với chi phí đầu tư không quá cao, sử dụng được lâu dài, phù hợp với vị thế kinh doanh nhỏ và vừa của nông dân Việt Nam. Mô hình nhà lưới giúp giảm đáng kể cả về mặt chi phí lẫn các loại bệnh, giúp nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, tăng hiệu quả cây trồng lên cao hơn. Trong bài viết này, Trần Gia sẽ khái quát cho bạn một số các mô hình nhà lưới trồng rau sạch giúp bạn nắm thêm thông tin về mô hình này nhé!


Nhà lưới kín

Nhà lưới kín

  • Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập ( chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).
  • Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 – 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 500 – 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.

Ưu điểm

  • Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn.
  • Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo.
  • Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.

Nhược điểm

Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.

Nhà lưới hở

Nhà lưới hở

  • Là loại “ nhà lưới” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.
  • Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.
  • Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.
  • Quy mô diện tích từ 500 m2 – 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 – 2,5 m.

Ưu điểm

  • Thông thoáng có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá.
  • Thiết kế giản đơn nên chi phí đầu tư thấp hơn nhiều, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn khoảng 50% so với nhà lưới kín..
  • Dễ mở rộng quy mô nhiều hộ có thể liên kết với nhau.

Nhược điểm

  • Nhược điểm rất lớn là không thể chống lại được xâm hại của côn trùng và sâu bệnh nên vẫn phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật. thậm chí lúc mưa bão có thể sập nhà lưới. độ bền không cao.
  • Muốn áp dụng cho quy mô lớn thì cần phải thực hiện nối các nhà lưới hở nhỏ với nhau do độ vững chắc của mô hình không cao.

Nên sử dụng nhà lưới kín hay hở?

Nói đến việc nên sử dụng loại nhà lưới nào thì phải nói đến sự phù hợp của cây trồng và mục đích. Nếu mục đích ưu tiên của người nông dân là rau sạch, thì sử dụng nhà lưới hở sẽ không đủ tác dụng khiến cho người dân phải tốn công sức nhiều hơn trong việc ngăn chặn sâu bệnh và côn trùng. Vì vậy mà sử dụng nhà lưới kín hiện nay đang là ưu tiên hàng đầu và được áp dụng rộng rãi hơn cả.

Tuy vậy không có nghĩa là nhà lưới hở sẽ không cần sử dụng, đối với những loại rau trồng ít bị sâu bệnh thì việc sử dụng nhà lưới hở sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của nhà lưới kín

Cột nhà lưới

Sử dụng thép mạ kẽm có độ bền cao có dạng tròn hoặc hộp độ dày từ 2 ly (mm) trở lên tùy thuộc vào chiều cao nhà, bước gian, chiều rộng nhà.

Trụ móng

Đúc bê tông vững chắc cao hơn bề mặt đất 20-30cm để bảo vệ phần chân cột khoảng cách giữa các trụ theo chiều ngang nhà lưới 2-3 m, theo chiều dọc từ 6-10m, chiều cao cột từ 3-4m.

Khung mái

Dạng mái vòm bằng hoặc vòm lệch (mái lệch), giữa 2 phần lệch của 2 khung vòm là cửa thông gió rộng khoảng 40 – 50 cm được chắn bằng lưới chắn côn trùng, giúp giảm diện tích bị nung nóng, phân tầng luồng không khí và điều tiết khí hậu trong môi trường nhà lưới, khoảng cách giữa 2 thanh vòm từ khoảng 2-3m.

Kết nối những thanh khung sườn bằng các thanh giằng hoặc co nối phức hợp chữ “Y” hoặc chữ “L” tạo thành một kết cấu chắc chắn có khả năng chịu lực tốt. Song song đó là khả năng lắp ráp 1 cách nhanh chóng và dễ dàng.

Cửa

Có thể làm cửa trượt hoặc cửa mở bằng khung thép.

Đối với hệ thống lưới

Toàn bộ phần mái và tường bao xung quanh được làm từ lưới chắn côn trùng. Ở một số vùng có thể dùng màng nhà kính để thay thế.

Khung nhà có thể liên kết với Lưới chắn côn trùng bằng nẹp và zigzag lò xo, hoặc dây kẽm để tăng độ chắc chắn cho nhà lưới.

Lưới chắn côn trùng làm nhà lưới là loại lưới được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng. Tùy theo mục đích sử dụng có thể chọn lưới chắn côn trùng hoặc lưới UV.


Trần Gia hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể lựa chọn được kiểu nhà lưới phù hợp với mô hình mà hộ kinh doanh, công ty bạn đang sử dụng.


-> Xem thêm Những vật tư cần thiết làm nhà lưới


Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com