-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các doanh nghiệp gia đình cần chuẩn bị gì cho hậu COVID-19?
08/12/2020
Diễn biến Covid-19 từ năm 2019 kéo dài đến nay làm ảnh hưởng không ít đến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, gia đình. Với nguồn vốn ít ỏi, tiềm lực chưa phát triển mạnh, Covid-19 đã nhanh chóng nhấn chìm các doanh nghiệp xấu số. Vì vậy, để phòng cho trường hợp này có thể diễn biến kéo dài hơn cũng như là tái phát lại, đồng thời chuẩn bị cho một sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng. Doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam phải cấp thiết đổi mới để có thể bắt kịp xu hướng và nhanh chóng lấy lại tiềm lực hậu Covid-19.
Xem lại tầm nhìn và chiến lược của chủ doanh nghiệp
Đại dịch COVID-19 đã thay đổi quan điểm hay cách tiếp cận của doanh nghiệp như thế nào?
Như trước đây, doanh nghiệp gia đình chủ yếu quan tâm đến vấn đề quyền sở hữu nhiều hơn là quản trị doanh nghiệp. Thì bây giờ hai yếu tố này phải được cân bằng với nhau để tạo ra một chu trình toàn vẹn hơn.
Chiến lược quản lý quyền sở hữu là chìa khóa của thành công và sự bền vững cho doanh nghiệp gia đình, đồng thời cũng là chìa khóa gắn kết gia đình. Bao gồm về tài sản, quản trị, giá trị mục tiêu, và sự tiếp nối. Còn quản trị doanh nghiệp hiện nay sẽ bao gồm có kỹ thuật số và chuyển đổi, giao dịch và tăng trưởng, lợi nhuận, sở hữu, vốn, tài năng, rủi ro và quy định. Đạt được mức tăng trưởng bền vững phù hợp là vấn đề đặc biệt phức tạp đối với doanh nghiệp gia đình
Tại đây, các doanh nghiệp gia đình không nên chỉ có người thân trong gia đình nữa, mà phải cân nhắc đến yếu tố tài năng để sử dụng nguồn nhân lực thích hợp. Áp dụng với kỹ thuật số mới đưa chuyển đổi về giá trị thực tế để giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều hơn tới đối tượng tiềm năng ở nhiều khu vực. Cần xem xét lại mức độ lợi nhuận để chuẩn bị cho những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời theo dõi các chính sách nhà nước, tình hình kinh tế thế giới để có thể nhanh chóng nắm bắt và chuẩn bị.
Bốn lĩnh vực thuộc Quản trị quyền sở hữu mà doanh nghiệp gia đình nên xem xét
Giữ gìn và phát triển giá trị doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp gia đình, các giá trị là tế bào, là nguồn gốc của sự thành công, các cam kết cũng như tính bền vững của doanh nghiệp. Nhưng khi sự tồn tại của doanh nghiệp bị đe dọa và những giá trị này bị thách thức, việc phát triển và bồi dưỡng giá trị có thể không còn là một ưu tiên.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy giá trị của doanh nghiệp càng trở nên rõ ràng. Luôn đoàn kết và dựa vào các giá trị gia đình độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp giữ được kết nối với các bên liên quan như gia đình, nhân viên, cộng đồng và khách hàng.
Quản trị tốt có thể kiến tạo sự khác biệt
Một hệ thống quản trị hiệu quả - cho cả gia đình và doanh nghiệp – đóng vai trò thiết yếu trong bất kì thời điểm nào. Đại dịch COVID-19 lần này lại càng nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị hiệu quả. Sự tin tưởng, tính minh bạch và kỳ vọng rõ ràng đã giúp các doanh nghiệp gia đình định hướng rõ ràng để vượt qua những thách thức.
Để đảm bảo cho tương lai doanh nghiệp đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp cần phải thực thi đúng chức trách và nhiệm vụ của mình. Sẵn sàng hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn nếu doanh nghiệp thấy cần thiết.
Quản trị tài sản doanh nghiệp và gia đình
Đánh giá kỹ lưỡng tác động của COVID-19 đối với tài chính cá nhân, bất động sản và đầu tư là điều rất quan trọng sau đại dịch. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà chủ doanh nghiệp gia đình nên đóng góp những điều thiết thực nhất cho cộng đồng.
Chính phủ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ về thuế để giúp khôi phục nền kinh tế trong nước.
Xây dựng kế hoạch chuyển giao quyền sở hữu
Chuyển giao là vấn đề cốt yếu đối với thành công và kế thừa của mọi doanh nghiệp gia đình. Cũng như những doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi COVID-19, doanh nghiệp gia đình cũng gặp khó khăn với dòng tiền suy giảm, nguồn vốn hoạt động không ổn định và những gián đoạn về chuỗi cung ứng. Ngoài ra, vấn đề quyền sở hữu không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp gia đình.
Sau đại dịch là cơ hội để trao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Trong Khảo sát Khảo sát Thế hệ kế nghiệp – Tâm điểm Việt Nam mới nhất do PwC thực hiện, thế hệ kế nghiệp chia sẻ với chúng tôi rằng họ đã sẵn sàng để mang lại ảnh hưởng, đặc biệt về kỹ thuật số và công nghệ - nhưng họ chưa cảm thấy được trao đủ quyền và tin tưởng. Đây là thời điểm để thu hẹp khoảng cách thế hệ, và để thế hệ trẻ có được được cơ hội dẫn dắt doanh nghiệp vươn lên sau đại dịch.
Chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng cường sức bền và tính linh hoạt
Khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi (ví dụ: chi phí thuê văn phòng). Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp (ví dụ: tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc).
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.
Ba chiến lược chính góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển từ khủng hoảng
Xem xét lại các ưu tiên chiến lược
Xác định lại chi phí phù hợp với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi chiến lược như sau:
- Thị trường đã có những thay đổi gì? Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những gián đoạn nào trên thị trường đáng lưu ý?
- Giải pháp giá trị nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19?
- Đối với giải pháp giá trị đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?
Các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng định hình được những năng lực cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quyết tâm gấp đôi ở những lĩnh vực mang lại lợi thế cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và đủ lực để phát triển.
Xác định những điểm khác biệt
Tinh gọn quy trình, từ đó tái đầu tư và phát triển.
Làm việc cùng nhau để xác định các lĩnh vực đã hoàn toàn thay đổi và phương pháp doanh nghiệp nên áp dụng để ứng phó với những thay đổi đó. Các nhà lãnh đạo sẽ cần phải giải quyết các vấn đề trước mắt, trong khi luôn nhận thức rằng tương lai luôn biến động.
Các chiến lược ứng phó trong cả ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp của “hành động dứt khoát” (các hành động ít rủi ro nhưng hữu ích trong bất kì hoàn cảnh nào) và “đầu tư chiến lược”. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được kết quả xứng đáng đối với phương án mà doanh nghiệp đang đặt cược vào.
Các lĩnh vực đã thay đổi:
- Thương mại: Cùng với sự tăng tốc kỹ thuật số, dịch chuyển về nhu cầu có khả năng tác động đến thay đổi môi trường cạnh tranh
- Vận hành: Khung hoảng nguồn cung cấp đã khiến trọng tâm thay đổi từ hiệu quả sang khả năng phục hồi và sự linh hoạt
- Cho phép và tuân thủ: Các nhà lãnh đạo hiểu rõ những điều thực sự quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và làm thế nào mang lại kết quả tốt nhất
- Chuỗi giá trị: Xem xét tiềm năng cho mô hình lực lượng lao động mới
Đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới
Lãnh đạo với mục tiêu cụ thể, hướng tới tương lai doanh nghiệp phát triển bền vững
Cuộc khủng hoảng là thời điểm tinh thần mọi người cần liên tục được củng cố. Các lãnh đạo nên hành động để khuyến khích và duy trì những hành vi góp phần giải quyết vấn đề chung một cách nhanh chóng. Sau đó phát triển những hành vi này thành phương thức vận hành mới và tuyên truyền rộng rãi, từ đó duy trì tinh thần và những nỗ lực cần thiết.
Có rất nhiều cách vận hành đã thay đổi do cuộc khủng hoảng, dưới đây là một số ví dụ nổi bật:
- Trao quyền tự quyết cho các bộ phận để tự giải quyết vấn đề
- Phối hợp vượt qua những hạn chế của hệ thống phân quyền và chức năng nhiệm vụ
- Thể hiện sự đồng cảm, lòng biết ơn và giá trị của việc không ngừng học hỏi
- Tự chịu trách nhiệm về các quyết định, và chấp nhận sự không hoàn hảo
Nhân viên có niềm tin vào triển vọng tương lai của doanh nghiệp và mong muốn được đóng góp, tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp cần thừa nhận rằng nơi làm việc sẽ không trở lại như trước khi có cuộc khủng hoảng.
-> Xem thêm Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: luoitrangia@gmail.com
Các tin khác
- Lưới nhà kính trong nông nghiệp nhà màng 28/09/2024
- MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP MUA Ở ĐÂU? 25/08/2023
- Lưới lót sàn giá rẻ - Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí 24/08/2023
- Tìm hiểu về lưới an toàn giảm thiểu tai nạn trong xây dựng 21/08/2023
- CÁCH CHỌN LƯỚI CHE NẮNG CHO LAN 18/08/2023
- 05 LÝ DO BẠN NÊN SỬ DỤNG LƯỚI CHẮN CÔN TRÙNG 15/08/2023
- Màng phủ nông nghiệp có công dụng gì? 15/08/2023